Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn bị như thế nào là đúng? Sau 30 ngày làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ, em bé giờ đây sẽ được ra mắt tổ tiên dòng họ thông qua lễ cúng đầy tháng. Vậy cha mẹ cần phải chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái như thế nào, cách cúng và bày mâm ra sao? Đó luôn là câu hỏi được đặt ra cho nhiều gia đình trẻ.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì?
Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ, là phong tục lâu đời của các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông thường, để cảm tạ 12 Bà Mụ đã có công coi sóc và phù hộ từ khi thụ thai cho đến lúc chào đời, gia đình sẽ cúng lễ đầy tháng. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây để chuẩn bị chu đáo các lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái.
Xôi, chè là 2 món tuy đơn giản nhưng nhất định không được thiếu trong mâm cúng đầy tháng. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái được bày thành 2 mâm, 1 mâm cho 12 Bà Mụ và 1 mâm cho Đức Ông. Mâm của 12 Bà Mụ gồm những lễ vật sau:
- Xôi chia thành 12 dĩa nhỏ (thông thường là xôi gấc hoặc xôi 3 màu)
- Chè chia thành 12 dĩa nhỏ (nếu là con gái nên cúng chè trôi nước)
- Cháo trắng 12 chén nhỏ
- 2kg thịt heo quay xếp đều 12 dĩa có kèm bánh hỏi
- Nước hoặc rượu rót đều 12 ly nhỏ
- Bánh kẹo trẻ con chia thành 12 dĩa nhỏ
Những lễ vật này sẽ được đặt trên 1 chiếc bàn lớn, đặt cách bàn cúng Đức
ông chừng 10 phân. Do nhiều lễ vật nên mâm cúng 12 Bà Mụ sẽ đặt trên bàn to hơn mâm
cúng dành cho Đức Ông. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái trên mâm cúng Đức Ông gồm có:
- 1 tô chè đặt chính giữa 3 dĩa xôi lớn
- 1 tô cháo lớn
- 1 con gà cúng, luộc nguyên con để tréo cánh
- 1 miếng thịt heo quay để nguyên đặt trên dĩa
Bên cạnh đó, gia đình còn có thể đặt thêm trái cây, bình hoa hoặc bánh kem để trang trí cho bàn cúng. Trái cây có thể chọn các loại tùy theo mùa hoặc sẵn có, miễn sao là loại phù hợp dùng để cúng và không làm mất vẻ trang nghiêm. Bình hoa và bánh kem có thể chọn theo giới tính của cháu bé hoặc sở thích của gia đình. Các loại hoa phù hợp hoặc một chiếc bánh kem có in hình xinh xắn sẽ giúp cho mâm cúng trở nên sinh động và gần gũi hơn.
Cách chọn ngày giờ và sắp xếp bàn cúng:
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái, gia đình còn cần phải đặc biệt chú ý đến yếu tố chọn ngày giờ và cách bày trí mâm cúng.
Chọn ngày giờ cúng đầy tháng cho bé gái:
Theo phong tục người Á Đông, hễ gia đình có dịp gì quan trọng như cưới hỏi, đầy tháng, thôi nôi, xây nhà,… đều tìm đến thầy phong thủy để xem ngày giờ. Cúng đầy tháng cho bé gái không nhất thiết phải xem ngày giờ qua kỹ, cứ theo cách tính sau đây gia đình vẫn có thể chọn được thời gian thích hợp.
“Gái lùi 2, trai lùi 1”. Đây chính là cách tính ngày cúng đầy tháng đúng theo phong tục tập quán được lưu truyền từ thời xưa cho đến ngày nay. Ngày cúng đầy tháng cho bé gái, là ngày trước ngày đầy tháng 2 ngày và phải tính theo lịch âm.
Vào ngày này, gia đình có thể chọn cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc trời chạng vạng chiều tối. Sở dĩ có cách chọn như thế, là vì muốn tránh thời gian trong ngày, vì theo quan niệm ngày xưa, trong ngày là lúc con người lao động vất vả. Nên chọn sáng sớm vì đó là lúc năng lượng tràn trề, hoặc buổi chiều tối khi con người chuẩn bị nghỉ ngơi.
Cách bày mâm cúng:
Gia đình cần chuẩn bị 2 chiếc bàn, 1 to 1 nhỏ để đặt 2 mâm cúng. Bàn lớn đặt mâm cúng 12 Bà Mụ, bàn nhỏ đặt mâm cúng Đức Ông. Hai bàn này cách nhau chừng 10 phân, bàn nhỏ đặt phía trên và bàn lớn đặt phía dưới.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái có thể xếp theo vòng tròn ngắn hoặc dài tùy theo hình dáng của chiếc bàn. Cách sắp xếp lễ vật phải tuân theo quy tắc “Đông bình, Tây quả”, nghĩa là bông để phía Đông còn trái cây đặt ở phía Tây. Nên chọn vị trí đặt bàn cúng ở nơi trang nghiêm, phía trước bàn thờ tổ tiên hoặc đặt ngay giữa nhà, phía cửa ra vào.
Cúng đầy tháng cho bé gái hay trai đều không quá khác nhau, quan trọng là cách chuẩn bị lễ vật sao cho phải thật chu đáo và đầy đủ. Để có được sự chỉn chu đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái để có được buổi cúng đầy tháng thật trọn vẹn cho con của mình.