Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt như thế nào mới chuẩn? Không phải bất kỳ một ai cũng nắm rõ những thông tin này. Thông thường mọi người đều cho rằng cách tính ngày đầy tháng ở mọi đứa trẻ đều như nhau. Tuy nhiên nhận định này không hề đúng. Nếu bạn đang chuẩn bị nghi lễ cho ngày vui của con em mình thì hãy nhanh chóng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
1/ Cách tính ngày đầy tháng ở các vùng miền giống hay khác nhau?
Việt Nam là một trong những đất nước có nền văn hóa cực kỳ đa dạng. Phong tục giữa các vùng miền đều có sự khác biệt nhất định. Vậy nên cách tính và thực hiện các nghi lễ cũng không giống nhau. Tùy vào từng khu vực bạn sinh sống sẽ có cách xác định ngày cúng đầy tháng cho bé riêng. Vậy nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để thực hiện đúng nghi lễ.
Nếu tìm hiểu qua bạn chắc hẳn sẽ biết cách tính ngày đầy tháng giữa miền Trung, miền Bắc và miền Nam không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào nhận định của từng vùng. Bạn có thể tham khảo qua ý kiến của ông bà đi trước hay người có kinh nghiệm để biết được cách tính sao cho đúng đắn.
Cách tính ngày làm lễ đầy tháng giữa các vùng miền không giống nhau
2/ Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt chuẩn nhất
Với những chia sẻ bên trên bạn chắc hẳn cũng đã biết mỗi địa phương sẽ có cách tính ngày tháng khác nhau rồi đúng không. Thông thường miền Nam sẽ tính như thế này nhưng miền Bắc lại tính như thế kia. Vậy nên để có được sự chuẩn bị tốt nhất bạn cần phải lưu ý đến những thông tin sau.
2.1/ Cách tính ngày làm lễ đầy tháng ở các tỉnh miền Bắc
Việc xác định đúng ngày làm lễ thực sự rất quan trọng. Nếu bạn sinh sống ở miền Bắc hãy tiến hành theo phong tục ở đây. Dưới đây là cách tính ngày làm lễ đầy tháng ở khu vực này:
Ở miền Bắc, ngày đầy tháng của bé trai sẽ được tính sụt một ngày.
Trong khi đó, bé gái thì sụt đi hai ngày.
Ví dụ cụ thể như sau:
Trường hợp bé trai sinh vào ngày 16/08 âm lịch thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 15/9 âm lịch.
Còn nếu bé gái sinh vào ngày 16/08 âm lịch thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 14/08 âm lịch.
Nhìn chung, cách tính ngày đầy tháng của người miền Bắc chính là nam lùi 1 ngày và nữ lùi 2 ngày. Bạn có thể trực tiếp tham khảo qua thông tin này để chọn lịch làm nghi lễ cúng bái phù hợp nhất nhé.
Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt chuẩn nhất
2.2/ Cách tính ngày đầy tháng ở miền Nam
So với cách tính của người miền Bắc, ở miền Nam có cách xác định ngày cúng đầy tháng khác biệt. Một trong những câu nói được mọi người áp dụng chính là “ trai trồi hai, gái sụt một”. Vậy nên cách tính của người miền Nam sẽ được tiến hành như sau:
Thông thường, ngày đầy tháng của những bé trai phải trồi hơn 2 ngày so với ngày sinh.
Còn cách tính ngày đầy tháng của bé gái là sụt đi 1 ngày.
Ví dụ cụ thể như sau:
Nếu bé trai sinh vào ngày 17/8 âm lịch thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 19/9 âm lịch.
Trong khi đó, nếu bé gái sinh vào ngày 17/8 âm lịch thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 16/9 âm lịch.
Nếu bạn là người miền Nam thì có thể áp dụng cách tính ngày đầy tháng như trên. Hãy thực hiện đúng ngày để thể hiện được lòng thành kính cũng như cầu được may mắn cho bé nhà bạn. Cách tính ngày đầy tháng khá đơn giản phải không nào?
2.3/ Cách tính ngày đầy tháng khác
Ngoài 2 cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt theo miền Nam và miền Bắc như trên, vẫn còn có phương án xác định khác. Một trong những câu châm ngôn được khá nhiều người áp dụng chính là “nam trồi một, nữ sụt hai”. Theo đó, cách tính ngày đầy tháng này sẽ có sự khác biệt:
Áp dụng cách tính này thì ngày làm lễ đầy tháng có bé trai sẽ trồi hơi 1 ngày.
Trong khi đó ngày làm lễ đầy tháng cho bé gái sẽ sụt đi 2 ngày.
Ví dụ cụ thể:
Nếu bé trai nhà bạn sinh vào ngày 17/8 âm lịch thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 18/9 âm lịch.
Và nếu bé gái sinh vào ngày 17/8 âm lịch thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 15/9 âm lịch.
Mỗi cách tính sẽ phù hợp với từng vùng miền khác nhau. Mỗi người chúng ta đều cần phải “nhập gia tùy tục”. Vậy nên ngay từ bây giờ bạn hãy nhanh chóng xác định ngày phù hợp nhất để thực hiện nghi lễ cúng bái cho con em mình nhé.
3/ Tổng kết
Với những chia sẻ bên trên bạn cũng đã nắm được cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt chuẩn nhất rồi có đúng không? Mỗi vùng miền sẽ có cách xác định khác nhau, vậy nên bạn hãy tham khảo qua bài viết này để chọn được ngày làm lễ phù hợp nhé. Bên cạnh việc tính ngày còn có rất nhiều vấn đề bạn cần phải chuẩn bị. Tìm hiểu ngay từ bây giờ để chắc chắn nghi lễ cúng đầy tháng sẽ được thực hiện đầy đủ nhất.
Cách cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi như thế nào mới đầy đủ và chỉnh chu? Bạn có đang dành sự quan tâm cho vấn đề này hay không? Về cơ bản, tùy vào từng trường hợp chúng ta sẽ cần chuẩn bị những thứ khác nhau. Thông thường mâm lễ sẽ có sự khác biệt giữa sinh đôi 2 trai, sinh đôi 2 gái hay sinh đôi 1 trai 1 gái. Vậy nên hãy nhanh chóng tham khảo qua hướng dẫn từ A – Z cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi cụ thể trong từng trường hợp sau đây.
1/ Tính ngày cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi
Vấn đề đầu tiên bạn cần phải tiến hành chính là xác định được ngày cúng thôi nôi cho 2 bé. Tại các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, hầu hết các nghi lễ cúng tế đều được thực hiện theo lịch âm. Vậy nên, lễ thôi nôi của các bé cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những kinh nghiệm bạn có thể áp dụng để chọn ngày cho bé:
Đối với sinh đôi bé trai, ngày thôi nôi sẽ được lùi 1 ngày so với ngày sinh. Chẳng hạn như nếu 2 bé sinh ngày 15/05 âm lịch thì ngày tổ chức lễ sẽ là 14/05 âm lịch năm sau.
Đối với sinh đôi bé gái, ngày thôi nôi sẽ thường lùi lại 2 ngày so với ngày sinh. Nếu sinh nhật của 2 bé là ngày 15/05 âm lịch thì lịch làm lễ sẽ vào ngày 13/05 âm lịch năm sau.
Ngoài ra, trong trường hợp sinh đôi 1 trai 1 gái bạn có thể lựa chọn bất kỳ giữa 2 ngày làm lễ bên trên đều được.
Sau khi xác định xong ngày bạn còn cần chọn giờ phù hợp. Theo như kinh nghiệm của ông cha ta, tốt hơn hết nên cúng thôi nôi cho bé vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối là thích hợp nhất. Để mang lại may mắn, điềm lành cho con bạn nên chọn giờ phù hợp.
2/ Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi
Mâm cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi cần những gì? Đây chính là vấn đề tiếp theo bạn cần phải xác định. Muốn tiến hành nghi thức một cách chỉnh chu có nhiều lễ vật bạn cần phải chuẩn bị. Dưới đây là những chia sẻ cụ thể để bạn có thể cúng thôi nôi cho bé sinh đôi hiệu quả.
2.1/ Mâm cúng thôi nôi cho bé gái sinh đôi
Có thể nói, việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé sinh đôi sẽ có phần phức tạp hơn so với 1 bé. Số lượng vật lễ sẽ tăng cao hơn so với thông thường. Thông thường cúng thôi nôi bé gái sinh đôi sẽ bao gồm 2 bạn hoặc cũng có thể dồn chung 1 bàn. Bao gồm:
Đầu tiên, cần phải chuẩn bị 2 con gà luộc.
Tiếp đến, cần phải có 2 bộ tam sên gồm: 1 con tôm, 1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt heo luộc.
Vật lễ cần thiết khác chính là 24 miếng trầu, cau tươi.
Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị 2 bộ giấy và 2 bộ đồ thế ghi tên, tuổi 2 bé, tiền vàng mã và 24 đôi hài bằng giấy vàng mã.
Ngoài ra còn không thể thiếu 24 đĩa xôi (xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi vò, xôi đỗ xanh,…)
Bạn còn nên chuẩn bị thêm 24 chén chè trôi nước.
Chuẩn bị thêm 2 đĩa xôi lớn và 2 tô chè lớn.
Một trong những phần không thể thiếu trong mâm cúng chính là dĩa trái cây ngũ quả.
Đặc biệt bạn còn cần phải chuẩn bị thêm 2 bình hoa tươi (thường là hoa cát tường , lay ơn ,…), rượu, trà, nước lọc, 2 hũ muối, 2 hũ gạo, nhang, đèn cầy, đũa hoa, 2 lư nhang,…
2.2/ Mâm cúng thôi nôi cho bé trai sinh đôi
So với lễ vật chuẩn bị cho bé gái, đối với 2 bé trai sinh đôi sẽ có một vài sự thay đổi nhất định. Theo như những người có kinh nghiệm, một mâm cúng thôi nôi bé gái sinh đôi cần phải có đầy đủ những vật phẩm sau:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 24 phần trầu têm cánh phượng.
Vật lễ quan trọng không thể thiếu khác chính là 2 bộ giấy cúng kèm 2 bộ đồ thế nam cho bé trai.
Mâm cúng lễ thôi nôi cho 2 bé sinh đôi cần phải có 24 phần xôi (dành cho 12 Bà Mụ), 24 phần chè đậu trắng (dành cho 12 Bà Mụ), 2 phần xôi lớn (dành cho Bà Chúa) và 2 phần chè đậu trắng lớn (dành cho bà Chúa)
Cuối cùng bạn sẽ cần phải chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết tương tự như lễ cúng thôi nôi cho 2 bé gái sinh đôi.
2.3/ Mâm cúng thôi nôi sinh đôi trai gái
Cúng thôi nôi bé sinh đôi 1 trai 1 gái cần chuẩn bị gì? Bạn chắc hẳn đang dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này có đúng không? Dưới đây là mâm cúng lễ đầy đủ bạn cần bạn chuẩn bị:
Chuẩn bị 24 phần xôi và 24 phần chè.
Đối với trường hợp này bạn cần chuẩn bị 2 loại chè bé trai là chè đậu trắng còn bé gái là chè trôi nước.
Đối với phần giấy cúng thì sẽ có 2 bộ giấy cúng 2 hình thế nam nữ (ghi tên – tuổi 2 bé – địa chỉ).
Về phần các vật phẩm còn lại bạn chỉ cần chuẩn bị tương tự như vật phẩm cho lễ cúng thôi nôi 2 bé trai hay 2 bé gái sinh đôi.
Trên đây chính là những thứ cần chuẩn bị cho lễ cúng thôi nôi 2 bé sinh đôi. Hy vọng những gợi ý này có thể giúp ích đến bạn phần nào. Để chuẩn bị chu đáo nhất bạn nên liệt kê ra giấy để chắc chắn không thiếu bất kỳ lễ vật nào.
3/ Cách bày biện mâm cúng thôi nôi
Với rất nhiều lễ vật việc sắp xếp sao cho hợp lý là cả một vấn đề. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể tham khảo qua những gợi ý dưới đây:
Phụ huynh có thể chủ động trong việc sắp các vật lễ thành 2 bàn hoặc 1 bàn lớn.
Cần đảm bảo sắp xếp các lễ vật thật hài hoà, chu đáo và đẹp mắt nhất.
Theo kinh nghiệm dân gian, các lễ vật thường được sắp theo “Đông bình, Tây quả”. Bạn có thể áp dụng thông tin này và đặt bình hoa ở phía Đông và dĩa trái cây nằm ở phía Tây.
Sau đó các lễ vật còn lại sẽ được sắp xếp một cách đối xứng với nhau. Tùy theo kích thước của bạn sẽ sắp xếp gà luộc, trầu têm, chè, xôi sao cho hợp lý nhất.
Thông thường phần trên đầu mâm cúng sẽ đặt bát nhang, bình hoa, hoa quả và gà luộc. Sau đó 2 hàng xôi chè cúng thôi nôi đặt đối xứng nhau ở phía sau.
Muốn mắm cúng trở nên đẹp mắt hơn bạn có thể sắp xếp xen kẽ xôi và chè với nhau.
Một trong những vấn đề bạn cần phải đặc biệt lưu ý chính là đặt gà luộc phải được xếp ngẩng lên. Sắp xếp mâm cúng cần phải đảm bảo được sự gọn gàng.
Sau cùng đặt mâm cúng ở trong nhà, vị trí cụ thể là phòng khách.
4/ Cách thực hiện nghi thức cúng thôi nôi song sinh
Sau khi sắp xếp xong xuôi mâm cúng, bạn sẽ tiến hành các nghi thức chính. Các bước thực hiện cần phải nghiêm chỉnh, đầy đủ các bước. Để cầu may mắn bình an cho bé hiệu quả bạn cần tiến hành:
Tiến hành nghi thức thắp nhang và khấn cúng.
Sau 3 tuần hương tiến hành chắp tay vái tạ trước án.
Sau cùng mang vàng mã, quần áo đi hóa, vẩy rượu khi đang hóa.
Những lễ vật khác bạn có thể giữ lại.
Một trong những nghi thức không thể thiếu trong toàn bộ nghi lễ chính là cho bé bắt miếng. Dựa vào vật phẩm bé chọn sẽ quyết định đến nghề nghiệp tương lai.
Trên đây chính là cách cúng thôi nôi cho 2 bé sinh đôi bạn cần lưu ý. Hi vọng bạn có thể chuẩn bị nghi lễ tốt nhất cho ngày tròn 1 năm tuổi cho bé nhà mình. Chỉ cần đáp ứng được những vấn đề trên bạn sẽ có thể làm lễ cúng thôi nôi một cách chỉnh chu nhất.
Cúng thôi nôi là một trong những nghi lễ quan trọng để đánh dấu sự khởi đầu cuộc đời cho một em bé. Bạn có biết cúng thôi nôi cho bé trai gái là gà trống hay mái không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
1/ Ý nghĩa của việc cúng gà trong phong tục người Việt
Trên thực tế, bất kỳ ngày lễ nào làm thịt gà cũng đều là món dường như không thể thiếu. Vậy cúng gà trong phong tục người Việt Nam có ý nghĩa gì? Bạn có thể hiểu vấn đề này qua những thông tin sau:
Thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là một vị thần quan trọng nhất, gà gáy báo hiệu mặt trời lên. Nên theo quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng cho mặt trời.
Như vậy mỗi khi gà trống cất tiếng gáy là báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu. Theo như tục lệ người Á Đông cúng đêm giao thừa (đêm Trừ tịch) là cúng 12 vị thần thời gian để kết thúc chu trình của một năm và bắt đầu năm mới nên người ta chọn gà để cúng.
Sự cầu kỳ trong việc chọn lựa gà cúng lễ cũng thể hiện ước vọng của người Việt Nam, mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng hơn năm cũ.
2/ Cúng thôi nôi cho bé trai bé gái gà trống hay gà mái?
Hiện nay, rất nhiều phụ huynh thắc mắc về vấn đề cúng thôi nôi cho bé trai bé gái gà trống hay gà mái. Trong tất cả các ngày lễ, kể cả lễ thôi nôi, khi cúng phải sử dụng gà trống, không được sử dụng gà mái. Cúng lễ gà trống là truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Bạn có thắc mắc tại sao lại chọn gà trống thay vì gà mái không? Cùng là gà nhưng chỉ có gà trống mới được chễm chệ trên bàn lễ? Sở dĩ như vậy vì:
Trong các con vật dâng cúng, người ta tối kỵ vì cho rằng dễ gặp xui xẻo nếu chọn phải những con vật đang mang thai. Nên gà mái sẽ không được chọn trong các lễ cúng.
Việc chọn gà trống để cúng trong lễ thôi nôi không đơn giản mà chịu sự ảnh hưởng của Đạo giáo. Từ xa xưa đã có quan niệm về vật hiến tế là phải sạch sẽ, đồng trinh.
Thông thường, những con gà trống được chọn là loại choai mới le te gáy, không khuyết tật, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng…
Ngoài ra, vấn đề còn phải đáp ứng chính là chưa đạp mái.
Điều này nhằm mang đến ý nghĩa khỏe mạnh và tinh khiết.
Mâm cúng thôi nôi đầy tháng cho bé ngoài gà thì cần chuẩn bị những lễ vật như:
1 Đĩa trái cây;
12 Đĩa xôi nhỏ kèm một đĩa xôi lớn;
12 Chén chè kèm 1 chén chè lớn
12 Chén cháo + 1 chén cháo lớn
Trà, rượu, nước, hoa cát tường & hương để thắp;
Bộ giấy tiền cúng đầy tháng thôi nôi; chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng.
Qua bài viết này bạn cũng đã biết được cúng thôi nôi cho bé trai bé gái gà trống hay gà mái rồi phải không? Hãy chuẩn bị những lễ vật cần thiết, chỉnh chu nhất cho bữa tiệc đầy tháng của bé cưng nhà bạn nhé.
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái miền trung được thực hiện như thế nào? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trong khoảng thời gian gần đây. Bên cạnh cúng đầy tháng, cúng thôi nôi ở miền trung cũng là một trong những nghi lễ được tiến hành khá phổ biến. Về mặt ý nghĩa, đây là một trong những nghi lễ cầu mong bình an và sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.
Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin về lễ cúng thôi nôi miền Trung. Đồng thời xác định xem đâu là lễ vật cần chuẩn bị và cách cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền Trung phù hợp.
1/ Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi bé trai – bé gái miền Trung
Bạn đã bao giờ thử tìm hiểu qua lễ thôi nôi là gì hay chưa? Tại sao ông cha ta thường tổ chức những ngày cúng như thế này? Có thể nói từ xưa đến nay đây là một trong những nghi thức không thể thiếu đánh dấu từng bước phát triển của bé. Ý nghĩa của cúng đầy tháng bé trai miền trung như sau:
Đây chính là nghi lễ được thực hiện khi bé tròn 1 tuổi nhằm để cảm ơn 12 bà mụ và 3 đức ông.
Lễ cúng thôi nôi bé gái miền trung nhằm thể hiện sự biết ơn đối với ông bà đã có công bảo vệ và dưỡng dục giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, thông qua lễ cúng phụ huynh còn có thể cầu mong những điều tốt lành đến với bé.
Thông thường trong quá trình thực hiện nghi lễ cha mẹ thường khấn cầu ông bà phù hộ để con cái phát triển bình an, hạnh phúc.
Thực hiện mâm cúng thôi nôi bé trai miền trung còn góp phần thể hiện hy vọng cầu mong bé vượt qua hết mọi tai ương, trở ngại.
Đây chính là lý do vì sao lễ cúng thôi nôi cho bé gái bé trai ở miền trung là một hình thức không thể thiếu. Nếu con bạn cũng đã tròn 1 tuổi thì hãy nhanh chóng chuẩn bị mâm cúng. Về mặt tâm linh, đây chính là một trong những cách cầu bình an cho bé hiệu quả.
2/ Lễ cúng thôi nôi cho bé trai ở miền trung khác biệt như thế nào?
Mỗi vùng miền sẽ có những tập tục khác nhau, vậy nên các nghi lễ cũng sẽ được tiến hành một cách khác biệt. Về cơ bản, bên cạnh những nét tương đồng lễ cúng thôi nôi cho bé gái – bé trai miền trung so với miền bắc và miền nam cũng có nhiều sự khác biệt. Ngoài ra, nghi thức thực hiện cũng sẽ khác biệt giữa từng gia đình. Thông thường, cúng thôi nôi bé trai – bé gái miền trung sẽ được thực hiện như sau.
2.1/ Thời gian thực hiện nghi lễ
Bạn có đang thắc mắc nghi lễ cúng thôi nôi bé gái – bé trai miền trung được thực hiện vào khoảng thời gian nào hay không? Theo như kinh nghiệm của ông cha ta, nghi lễ sẽ được tiến hành như sau:
Thông thường, thời gian thực hiện nghi lễ sẽ được làm theo quy tắc “Gái sụt 2, trai sụt 1”.
Như vậy, cúng thôi nôi cho bé gái miền trung sẽ tiến hành trước 2 ngày.
Trong khi đó, cúng thôi nôi cho bé trai miền trung sẽ được tiến hành trước 1 ngày.
Đúng như tín ngưỡng của người Việt Nam nói chung và người Á Đông nói riêng, các nghi lễ đều được tiến hành theo lịch âm. Vậy nên ngày cúng thôi nôi cũng không ngoại lệ.
Đây là một trong những quy tắc ngầm hầu hết mọi người ở miền trung đều tự hiểu. Vậy nên nếu chưa có kinh nghiệm thực hiện nghi lễ thì bạn hãy tham khảo những thông tin bên trên nhé. Đây chính là những khoảng thời gian cúng thôi nôi phù hợp dành cho bạn.
2.2/ Mâm cúng thôi nôi cho bé gái – bé trai miền trung
Đối với lễ vật cúng thôi nôi bé trai – bé gái miền trung cũng có những đòi hỏi nhất định. Bên cạnh tấm lòng thành khẩn, mỗi gia đình còn cần chủ bị đầy đủ những lễ vật như:
Thứ nhất, chuẩn bị 1 mâm cúng 12 bà mụ và đức ông.
Thứ hai, làm thêm mâm cúng ông công ông táo.
Thứ ba, chuẩn bị thêm mâm cúng thần tài và thổ địa.
Đây chính là những khác biệt cơ bản của lễ cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền trung so với miền nam và miền bắc. Hãy lưu ý đến những thông tin này để có thể tiến hành một cách hiệu quả và thành khẩn nhất nhé.
3/ Mâm cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền trung cần những gì?
Muốn nghi lễ được tiến hành một cách chỉnh chu, trước hết bạn cần phải biết cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng. Như chia sẻ bên trên bạn cũng đã thấy, cúng thôi nôi cần đến 3 mâm lễ vật. Mỗi mâm sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên bạn vẫn có thể linh hoạt chia làm 2 mâm cỗ để thuận tiện hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết cần chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo qua mâm cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền trung ngay sau đây.
3.1/ Mâm cúng 12 bà mụ và đức ông
Đầu tiên bạn cần chủ bị mâm cúng 12 bà mụ và đức ông. Thông thường, các lễ vật cần phải chuẩn bị cho nghi thức như sau:
Chọn mua 1 đĩa trái cây ngũ quả;
Chuẩn bị 1 con gà trống luộc;
Bên cạnh đó, nấu hoặc mua thêm 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn. Thông thường nên cúng chè trôi nước đối với bé gái và chè đậu trắng/ xanh đối với bé trai.
Chuẩn bị 12 đĩa xôi lớn và 1 đĩa xôi nhỏ.
Thêm vào đó là 12 chén cháo trắng nhỏ và 1 chén cháo trắng lớn.
Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm 12 miếng trầu đã tem và 1 lá trầu, 1 trái cau.
Đặc biệt, những vật phẩm không thể thiếu khác như: 1 bình hoa, 2 cây đèn cầy, nhang, nổ ngũ sắc, 1 bộ đồ hình thế nam/nữ (Đằng sau hình đó là tên bé và ngày tháng năm sinh của bé).
3.2/ Mâm cúng thần tài, thổ địa và ông táo
Sau khi chuẩn bị sau bàn lễ cúng 12 bà mụ và đức ông, các gia đình ở miền trung còn chuẩn bị thêm mâm cúng thần tài, thổ địa và ông táo. Đối với mâm cúng này bạn cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
Tương tự như trên, đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 đĩa trái cây ngũ quả.
Chuẩn bị 1 chén không.
Thêm vào đó là 1 đĩa xôi.
Chuẩn bị 1 bộ tam sên gồm trứng luộc, thịt luộc, tôm hoặc cua luộc.
Cùng với đó là 3 ly nước.
Sau đó chuẩn bị các vật phẩm thông thường như gạo, muối, nhang đèn, trầu cau, hoa…
4/ Bài cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái miền trung
Hầu như thế hệ trẻ ngay nay đều không thể nắm rõ các bài cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền trung. Tuy nhiên đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi tiến hành nghi thức. Vậy nên bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ bạn còn nên học thuộc văn khấn. Mỗi bài khấn đều tương đối dài, để không quên trong quá trình thực hiện nghi thức bạn có thể in ra giấy để thuận tiện. Dưới đây là những bài khấn cụ thể dành cho bạn.
4.1/ Văn khấn cúng 12 bà mụ và đức ông
Bài văn khấn đầu tiên bạn cần chuẩn bị chính là cảm ơn công bảo vệ và dưỡng dục của 12 bà mụ và đức ông trong những năm đầu đời của bé. Nội dung sẽ bao gồm những ý chính như sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
4.2/ Văn khấn đất đai diên địa, thổ công thổ
Ngoài văn khấn 12 bà mụ và đức ông, bạn còn cần chuẩn bị thêm bài văn khấn đất đai diên địa, thổ công thổ. Thông thường bài cúng này sẽ bao gồm các nội dung như sau:
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch)
Gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ.
Trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi.
Sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”
Nếu không thể thuộc lòng, bạn nên ghi lại vào giấy hoặc in ra để quá trình cúng bái được chỉnh chu nhất. Đọc văn khấn chính là công đoạn quan trọng nhất của bữa tiệc cúng thôi nôi ở miền trung. Vậy nên bạn cần phải có sự chuẩn bị thật chu toàn.
5/ Những điều cần chú ý sau khi đọc văn khấn
Sau khi đọc xong văn khấn, còn có rất nhiều nghi thức bố mẹ cần tiến hành. Một số lưu ý quan trọng bạn cần để tâm đến như sau:
Thứ nhất, bố hoặc mẹ cầm tay bé lại vái trước án 3 vái.
Thứ hai, sau khi kết thúc 3 tuần hương thì tiến hành tạ lễ.
Cuối cùng, mang vàng mã, bộ đồ hoặc váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Có thể giữ lại các bộ đồ chơi cho cháu bé lấy khước.
Mọi người trong gia đình tiến hành thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành ở tương lai.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mâm cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái ở miền trung. Tiến hành tìm hiểu ngay từ bây giờ để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày tròn 1 năm tuổi của bé nhà mình nhé. Một nghi thức chỉnh chu, trọn vẹn sẽ giúp bạn cầu may mắn, bình an cho bé tốt nhất.
Lễ vật cúng thôi nôimỗi vùng miền đều có sự khác biệt và đặc trưng riêng. Tuỳ vào phong tục địa phương mà gia đình sẽ có sự chuẩn bị chi tiết cụ thể, tuy nhiên trên các mâm đều phải có những vật này để cầu mong may mắn và suôn sẻ cho em bé về sau.
(Khi Lễ thôi nôi vô tình biến thành nỗi lo của nhiều gia đình trẻ)
Sự khác biệt theo văn hoá vùng miền của lễ vật cúng thôi nôi
1 mâm cúng ông Địa: 1 đĩa trái cây, 1 chén chè, 1 đĩa xôi, 1 bộ tam sên, hoa và nhang, 3 ly nước
1 mâm cúng ông Táo: cũng gồm các vật lễ như mâm ông Địa.
1 mâm cúng thôi nôi: gà luộc, xôi chè, trầu cau,…
Đối với người miền Trung:
Lễ vật cúng thôi nôi có phần đơn giản hơn, chỉ thêm vào bộ vàng mã trong lễ cúng chứ không chia làm nhiều mâm như ở miền ngoài.
Người Nam bộ:
Người Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Tây có thay đổi chút ít trên mâm lễ, chè xôi được phân chia theo bé trai, bé gái khác nhau. Nếu là bé trai, lễ vật cúng thôi nôi sẽ là chè đậu trắng, bé gái sẽ là trôi nước.
Lễ vật cúng thôi nôituy nói đa dạng và tuỳ văn hoá vùng miền là thế, nhưng vẫn có những quy định bắt buộc như sau:
1 con gà luộc (gà cúng phải có đầy đủ bộ phận, đầu ngẩng cao, bày lên đĩa nghiêm trang, mạnh mẽ)
1 mâm ngũ quả (được chọn lựa kỹ càng, trình bày đẹp và thận trọng)
Chè: theo quan niệm dân gian, đầy năm cúng chè cầu may mắn bình an, cuộc đời về sau cũng ngọt ngào và thuận lợi. Cũng theo ông bà xưa để lại, nam cúng chè đậu ý chỉ thành công trên con đường công danh, nữ cúng trôi nước mong tình duyên thuận lợi, bền vững.
Xôi: sự dẻo dai của nếp, màu sắc sáng sủa mang nhiều may mắn và bình an.
Trầu cau: Mụ bà là thần linh có công dưỡng dục và bảo vệ con trẻ, cúng cau trầu thể hiện sự tôn trọng và tạ ơn các bậc tiên nhân.
Hoa cúng, nhang đèn, vàng mã cho lễ cúng.
Đây là những lễ vật cúng thôi nôi đơn giản và đặc trưng nhất mà vùng miền nào cũng sẽ phải có. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng sao cho đầy đủ, văn khấn thôi nôi cũng được nhiều người chú trọng.
(Một mâm cúng thôi nôi hoàn chỉnh)
Văn khấn trong lễ thôi nôi
Ngoài lễ vật cúng thôi nôi, phần khấn văn các gia đình có thể tham khảo bài sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Đại Bi Quan Thế âm Bồ tát – Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …… Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………… Chúng con ngụ tại ………… Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông. Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
(Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng sẽ giúp đỡ được nhiều gia đình trẻ thiếu kinh nghiệm hiện nay)
Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi nhanh nhất với quỹ thời gian hạn hẹp như thế nào? Nếu không có thời gian, các gia đình có thể tham khảo mâm lễ vật cúng thôi nôi trọn gói tại Xôi chè cô Hoa. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ cúng, lựa chọn nguyên liệu sạch và an toàn, kiến thức đa dạng về các nghi thức cúng bái, chúng tôi tin rằng sẽ giúp bạn và gia đình cảm thấy hài lòng nhất bằng chính tâm huyết của mình.
Lễ vật cúng thôi nôi đầy đủ sẽ mang lại nhiều may mắn và thành công cho em bé về sau. Do đây là ngày có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc đời em bé, nên cần phải cẩn trọng và lựa chọn lễ vật và dịch vụ thích hợp. Cha mẹ nên tìm hiểu thông tin có chọn lọc để tránh tiền mất tật mang, tốn kém mà lễ thôi nôi cho con chẳng vẹn toàn.
Lễ cúng thôi nôi bé traichính là dịp để gia đình tạ ơn tổ tiên, ông bà và các vị thần linh đã che chở, bảo vệ, uốn nắn em bé trong 12 tháng đầu đời. Đây cũng là lúc em bé nhận được nhiều lời chúc mừng và cầu mong may mắn từ những người xung quanh. Do đó, đối với người Việt Nam mà nói, lễ thôi nôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của mỗi em bé.
(Lễ thôi nôi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong văn hóa Á Đông)
Lễ cúng thôi nôi bé trai bé gái là như thế nào?
Theo các bậc cao nhân truyền lại, con người từ khi là bào thai đã được các Mụ bà tạo ra và dạy dỗ. Đứa bé trong bụng mẹ đến lúc lọt lòng luôn nhận được sự che chở của 12 bà Mụ trong dân gian. Cũng theo một số ghi chép để lại, thông thường trẻ con đề kháng yếu dễ chết yểu nên khi đứa trẻ bước qua được các cột mốc đầu tiên nghĩa là đã bình an trưởng thành. Vì thế, trẻ con sinh ra 3 ngày phải làm lễ đầy cữ, 1 tháng phải làm lễ đầy tháng, và tròn năm sẽ làm mâm cúng thôi nôi. Thôi nôi nghĩa là ngày em bé chính thức bỏ nôi, bước sang tuổi mới với thật nhiều may mắn.
Khác với cúng đầy tháng, lễ vật trong mâm cúng thôi nôi phải chia làm hai, một trong nhà và một ngoài sân. Văn khấn trong lễ cúng thôi nôi bé trai và bé gái cũng sẽ có ít thay đổi.
A. Chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng:
Nếu trong ngày đầy tháng của trẻ cha mẹ chỉ thực hiện một mâm cúng đơn giản, thì lễ thôi nôi sẽ có đôi phần cầu kỳ hơn. Mâm cúng ngoài sân tạ ơn trời đất, mâm trong nhà cúng tổ tiên ông bà, cám ơn 12 Mụ bà và Đức ông. Lễ vật đa dạng tuỳ theo vùng miền, vì vậy bài viết này sẽ chỉ nêu các phần bắt buộc phải có.
Mâm cúng ngoài sân: đây là mâm cúng đất đai, điền thổ đã bảo vệ gia đình và em bé trong suốt thời gian qua. Trong mâm này, cha mẹ cần chuẩn bị heo quay, mâm ngũ quả, chè xôi, một bộ tam sên (tôm, thịt, trứng luộc hoặc một con cua luộc đầy đủ bộ phận, không bể mai gãy càng), hoa cúng, hương(nhang).
Mâm cúng trong nhà: mâm trong nhà nhằm thông báo đến gia tiên em bé đã tròn tuổi, chính thức bỏ nôi. Bên cạnh tạ ơn tổ tiên gia đạo, mâm cúng trong nhà được chuẩn bị để tạ Mụ bà và Đức ông đã che chở uốn nắn trong suốt một năm đầu đời của bé. Lễ vật được chuẩn bị chỉn chu bao hồm: 1 con gà luộc đầy đủ bộ phận được đặt nghiêm trang, 12 chén chè, 12 đĩa xôi, 12 đĩa trầu cau têm cánh phượng, mâm ngũ quả, hoa cúng, giấy tiền vàng mã, hương(nhang),…
Văn khấn của lễ cúng thôi nôi bé trai được trình bày như sau:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Đại Bi Quan Thế âm Bồ tát – Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa – Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …… Vợ chồng con là ……………… sinh được con trai đặt tên là ………… Chúng con ngụ tại ………… Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông. Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! C. Các lưu ý trong lễ thôi nôi bé trai
Lễ cúng thôi nôi bé trainên được tính ngày cẩn trọng. Vật lễ được chuẩn bị kỹ lưỡng và nên chú trọng các chi tiết như: Chè cúng phải là chè đậu trắng, hoặc có thể thay thế bằng đậu đỏ, đậu phộng. Đậu mang ý nghĩa may mắn, thi cử đỗ đạt trong tương lai. Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho phúc khí, bình an và vui vẻ.
(Xôi đậu trắng trong mâm cúng thôi nôi bé trai)
Ngày con tròn 1 tuổi dù đối với Tây hay ta đều là dịp vô cùng đặc biệt. Do đó, cha mẹ nên chú ý chuẩn bị lễ cúng thôi nôi bé traibé gái thật cẩn thận, đầy đủ để mang may mắn đến cho các con. Với dịch vụ đồ cúng trọn gói của chúng tôi, bạn có thể hoàn toàn an tâm và không phải lo ngại những thiếu sót không đáng có. Tham khảo thêm và gọi điện để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
Mâm cúng thôi nôi cho bé traibé gái là chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay. Ngày càng nhiều các ông bố bà mẹ bận rộn, không có người thân cạnh bên hoặc không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé trai bé gái của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để chuẩn bị một mâm cúng thôi nôi chuẩn và đơn giản nhất.
(Mâm cúng thôi nôi đầy đủ cho bé)
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có khác nhau không?
Lễ thôi nôi trong các thông tin tìm kiếm hiện nay được gọi là lễ bỏ nôi. Đây là ngày sinh nhật đầu tiên của em bé, cúng chính là ngày bé nhà bạn đã thôi không nằm nôi nữa và đang dần “trưởng thành”. Ở các nước phương Tây, người ta ăn mừng sinh nhật 1 tuổi của em bé khá đơn giản. Tuy nhiên tại các nước châu Á, lễ thôi nôi là dịp cực kỳ quan trọng cần chuẩn bị thật kỹ. Theo quan niệm dân gian, trong ngày thôi nôi cha mẹ có trách nhiệm tạ ơn chư vị thần linh gồm Mụ bà, Đức ông, gia tiên, điền thổ,… vì công lao dưỡng dục, chăm sóc em bé trong suốt giai đoạn đầu đời. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp mà gia đình, họ hàng gửi đến em bé những lời chúc may mắn.
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai hay bé gái khá giống nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vài điều để lễ cúng diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn hơn.
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai vẫn có các lễ vật và nghi thức như bé gái. Chỉ khác một vài chi tiết sau:
Chè cúng phải là chè đậu trắng (hoặc thay thế bằng một số loại đậu khác như đậu đỏ, đậu phộng). Theo người xưa kể lại, cúng chè đậu cho bé trai nghĩa là cầu mong con thi đâu đậu đó, đường công danh sáng lạng nhiều thành công.
Xôi gấc hoặc xôi 3 màu. Trong lễ thôi nôi, màu đỏ của xôi gấc mang ý nghĩa rực rỡ, nhiều may mắn về sau.
Nghi thức chọn nghề đặt các vật dụng có ý mạnh mẽ, tránh các vật quá điệu đà nữ tính cho con.
Khấn văn trong mâm cúng thôi nôi cho bé traicũng sẽ có chút ít thay đổi không đáng kể. Bài văn khấn lễ thôi nôi được tóm lược như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Sau lễ cúng tạ ơn chư vị thần linh và tổ tiên ông bà đã chăm sóc, bảo vệ em bé trong suốt 1 năm đầu đời thì gia đình sẽ cùng mọi người lì xì lấy hên và chúc bé những điều tốt đẹp. Chè xôi sẽ được gia chủ chia đều thành các phần gửi cho họ hàng, làng xóm có mặt trong buổi lễ này. Đó thay cho một lời cảm ơn vì mọi người đã dành thời gian đến chung vui, cũng là sự sẻ chia những may mắn đến với họ.
(Mâm cúng thôi nôi được chuẩn bị tươm tất)
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai không có điều gì quá khác biệt với bé gái. Các lễ vật hầu như không thay đổi, cha mẹ chỉ cần một vài lưu ý nhỏ là đã có thể chuẩn bị cho con một lễ thôi nôi trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa. Trước tình trạng các gia đình nhỏ ở thành phố thiếu kinh nghiệm tổ chức lễ thôi nôi cho con, dịch vụ chuẩn bị đồ cúng trọn gói ra đời đã giúp được nhiều bậc cha mẹ thoát khỏi thông tin tràn lan thiếu chính xác trên mạng. Nếu bạn mong muốn chuẩn bị cho con một ngày thôi nôi ý nghĩa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo và gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Một mâm cúng đầy đủ ý nghĩa sẽ mang lại nhiều bình an và may mắn cho bé yêu của bạn về sau.
Mâm cúng thôi nôi cho bé gái, mẹ nên lựa chọn lễ vật thế nào để cuộc đời bé về sau gặp nhiều may mắn? Làm sao để chuẩn bị lễ thôi nôi cho bé đầy đủ khi không có thời gian? Trước thông tin tràn lan trên mạng, để có thể chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ cho bé quả là không đơn giản tí nào. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích nhất đối với lễ cúng thôi nôi cho bé.
(Thôi nôi là ngày quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ)
Mẹ nên chọn lễ vật nào trong mâm cúng thôi nôi cho bé gái?
Bậc làm cha mẹ nào cũng mong con cái của mình lớn lên sẽ gặp nhiều may mắn, bình an. Lễ mừng thôi nôi chính là dịp mà gia đình sẽ tạ ơn thần linh trong suốt 1 năm đầu đời đã bảo vệ, chăm nom em bé. Đây cũng là khoảnh khắc cha mẹ, ông bà thắp nén hương cầu mong mọi điều suôn sẻ, may mắn sẽ đến với em bé trong tương lai. Vì vậy, thôi nôi là cột mốc rất quan trọng trong cuộc đời em bé. Riêng với gia đình có bé gái, cha mẹ lại càng mong con có được nhiều phúc khí và bình an. Trong mâm cúng thôi nôi cho bé gái, cần sửa soạn và chuẩn bị những gì sẽ mang lại điềm lành luôn là câu hỏi lớn với các gia đình trẻ.
1. Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi:
Gia đình chú ý các chi tiết quan trọng trong mâm lễ được ghi chú dưới đây để thực hiện cho đúng.
1 con gà luộc: gà luộc để cúng phải có đầy đủ bộ phận, cánh chân bắt chéo, dáng hiên ngang, đầu ngẩng cao trang nghiêm.
1 bộ tam sên: bộ tam sên gồm tôm luộc, thịt luộc và trứng luộc. Có thể thay thế 3 thứ này bằng 1 con cua. Nếu chọn cua, phải đảm bảo sau khi luộc cua còn đủ càng, không bể hay móp vỏ.
Chè: một mâm cúng thôi nôi thường được chuẩn bị 12 chén chè. Riêng bé gái sẽ cúng chè trôi nước. Chè trôi nước ngụ ý mọi điều suôn sẻ, may mắn trong tình duyên, tương lai gặp điềm tốt lành.
Xôi: mâm cúng có 12 đĩa xôi. Xôi nấu từ nếp, dẻo thơm mang ý nghĩa mạnh mẽ, dẻo dai. Xôi gấc hoặc xôi 3 màu bày tỏ sự may mắn, vui vẻ.
Cháo: 12 chén cháo nhỏ.
1 mâm ngũ quả: cha mẹ có thể chọn các loại quả mang ý nghĩa may mắn. Mâm ngũ quả phải được trình bày đẹp mắt, trái cây tươi ngon không dập nát.
Trầu cau: trầu têm cánh phượng.
Hoa cúng, nhang đèn, vàng mã cúng thôi nôi.
(Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất mong may mắn đến với bé)
Một nghi thức khá thú vị và chứa nhiều ý nghĩa trong ngày thôi nôi là chọn nghề. Được lưu truyền đến tận ngày nay, chọn nghề là một trong những nghi thức truyền thống đặc biệt thú vị bởi câu chuyện bên trong của nó. Tương truyền rằng trong ngày đầy 1 tuổi của các em bé, gia đình bày trên mâm lễ các vật có ý nghĩa như sách, bút, tiền, vàng,… để em bé lựa chọn. Vật được bốc lên đầu tiên sẽ là nghề nghiệp tương lai của em bé mai sau. Người ta thường để gương, lược,.. trong mâm cúng thôi nôi cho bé gáihoặc sách, bút trong mâm bé trai. Nghi thức này có thể không còn đúng với xã hội hiện đại, nhưng theo một số gia đình trẻ đây là một hoạt động thú vị và mang đến nhiều niềm vui cho gia đình trong ngày thôi nôi của bé.
Làm sao để chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đầy đủ khi không có thời gian?
Dưới sự phát triển và đi lên không ngừng của xã hội, quỹ thời gian ít ỏi chính là trở ngại lớn nhất của các bậc cha mẹ. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có kinh nghiệm trong các lễ cúng hoặc có ông bà người lớn cạnh bên để hỏi han. Việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai tuy đơn giản nhưng có thể trở thành vấn đề rất lớn với các gia đình trẻ.
Ngày nay, không quá khó để tìm kiếm các dịch vụ đồ cúng trọn gói. Việc áp dụng công nghệ vào dịch vụ đã giúp các bậc cha mẹ phần nào giảm được nỗi lo khi nghĩ đến việc chuẩn bị thôi nôi, đầy tháng của con. Sử dụng dịch vụ cũng giúp cho gia đình chủ động hơn về thời gian, tiết kiệm được tiền bạc, công sức và không lo sợ thiếu sót trong ngày này. Xôi chè cô Hoa tự hào là thương hiệu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ cúng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây hoặc gọi đến hotline để được tư vấn trực tiếp.
(Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng thôi nôi Xôi chè cô Hoa)
Chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé gái nghĩ đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp nếu thiếu kinh nghiệm. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn kỹ trước hàng nghìn thông tin đa dạng trên mạng internet để sửa soạn lễ cúng thôi nôi cho đúng. Một mâm cúng đầy đủ sẽ mang lại nhiều may mắn và bình an cho em bé về sau. Đặc biệt với các bé gái, cha mẹ ghi nhớ các điều trên để con có một tương lai suôn sẻ và bình an suốt đời.
Lễ cúng thôi nôi cho bé trai cần chuẩn bị những gì? Cha mẹ nên chú ý các nghi thức cúng kiếng nào để cầu mong tương lai tốt đẹp và nhiều may mắn cho các bé? Các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
(Mâm cúng thôi nôi bé trai đầy đủ)
Lễ cúng thôi nôi cho bé trai gồm những phần nào?
Trong ngày em bé tròn 1 tuổi, cha mẹ sẽ làm mâm cúng tạ đất trời đã luôn bảo vệ che chở, các Mụ bà và Đức thầy luôn chăm sóc uốn nắn em bé của mình. Như nhiều lễ cúng khác, thôi nôi được chia thành các phần và nghi thức khác nhau. Nhiều gia đình trẻ, không có ông bà lớn tuổi kề bên đôi khi sẽ chuẩn bị thiếu sót trong lễ cúng thôi nôi cho bé trai hay bé gái, vì vậy đây là những lưu ý mà cha mẹ nên nhớ.
A. Lễ thôi nôi là gì?
Lễ thôi nôi tức là lễ mừng em bé tròn 1 năm tuổi, chính thức bỏ nôi, bắt đầu trở thành em bé “trưởng thành”. Đây là một dịp lễ quan trọng trong cuộc đời của mỗi người và cũng là nét đẹp văn hoá truyền thống của người châu Á. Trong ngày thôi nôi, ngoài các nghi thức cúng bái tạ ơn các vị thần linh đã bảo vệ chăm sóc em bé còn có thêm tục chọn nghề khá thú vị. Hiện nay, nhiều gia đình không có kinh nghiệm dẫn đến thiếu sót trong khâu chuẩn bị đồ cúng, vì vậy các bậc cha mẹ nên tham khảo các dịch vụ trọn gói để lễ cúng thôi nôi cho bé traibé gái trở nên trọn vẹn hơn.
B. Nghi thức đầu tiên: Cúng Mụ bà và Đức ông.
1 Tại sao cần phải cúng Mụ bà và Đức ông?
Tương truyền rằng, đứa trẻ sinh ra là do bà Chúa đầu thai và 12 vị Tiên nương tạo ra và nuôi dưỡng. Vì vậy, em bé sinh ra được 3 ngày phải làm lễ đầy cữ, 1 tháng sẽ là lễ đầy tháng, tròn năm sẽ làm lễ thôi nôi. Lễ cúng Mụ bà nhằm mang những lời tạ ơn gửi gắm đến 12 bà Mụ vì đã chăm nom, uốn nắn em bé từ khi thành hình đến tròn năm tròn tuổi.
Đức ông và 3 đức thầy có công nuôi dạy, dưỡng dục em bé, do đó trong các lễ cúng năm đầu đời cha mẹ cũng sẽ làm mâm cúng Đức ông.
2 Lễ vật cúng Mụ bà và Đức ông trong ngày thôi nôi.
Trong nghi thức cúng mụ, phần chuẩn bị phải hết sức cẩn trọng, chu đáo. Đối với người Việt, lễ vật cúng Mụ chia làm 1 lễ lớn(cúng bà Mụ Chúa) và 12 lễ nhỏ(cúng 12 Mụ bà). Thông thường mâm cúng gồm có:
Trầu têm cánh phượng (12 miếng trầu cau như nhau, 1 miếng lớn hơn)
12 phần đồ chơi trẻ em như nhau
12 con tôm, cua,… để sống hoặc hấp chín. 1 con to hơn hoặc nếu không thì thay bằng 3 con nhỏ.
1 con gà luộc chéo cánh, đầy đủ bộ phận, đặt trang nghiêm, đầu ngẩng cao.
Lễ vật được bày biện hài hoà cân đối, nghiêm trang bày tỏ sự tôn trọng các vị tiên nhân. Mâm cúng sẽ có thay đổi đối với lễ cúng thôi nôi cho bé trai bé gái tuỳ vào vùng miền, phong tục địa phương.
(Lễ vật được trình bày nghiêm trang)
C. Nghi thức cúng đất đai, ông công ông táo:
So với đầy cữ, đầy tháng thì lễ cúng thôi có phần cầu kỳ hơn. Trong mâm cúng ngoài sân tạ ơn thổ công thổ địa, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật như sau:
1 mâm ngũ quả
1 con heo quay
1 đĩa xôi lớn, 1 tô chè
Hoa, hương (nhang)
Nhộn nhịp cho trẻ chọn nghề ngày thôi nôi
Lễ thôi nôi cho bé traihay bé gái đều tiến hành nghi thức chọn nghề. Theo quan niệm dân gian, bỏ vật mang ngụ ý nghề nghiệp tương lai trên mâm cho bé chọn lựa, vật được bốc đầu tiên chính là công việc sau này của em bé. Phần lớn các gia đình đều chọn những vật may mắn như tiền, gương, lược, sách, bút,… tương ứng tương lai sẽ làm ngân hàng, kế toán, makeup hay bác sĩ, giáo viên,… Tuy nói là phong tục xa xưa nhưng ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn giữ lại và gọi đó là nét vui riêng trong ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Thôi nôi không những là một dịp quan trọng để tạ ơn chư vị thần linh đã bảo bọc chăm sóc em bé, mà còn là một ngày vui vẻ và mang nhiều may mắn đến với các con. Lễ cúng thôi nôi cho bé traibé gái đều cần được cha mẹ quan tâm chuẩn bị thật kỹ để mang lại điều tốt đẹp. Bên cạnh đó, các hình thức nghi lễ bắt buộc nên thực hiện đầy đủ để tỏ lòng biết ơn và cầu chúc những điều may mắn cho em bé về sau. Hiện nay, các dịch vụ đồ cúng trọn gói có thể thay gia đình chuẩn bị mâm cúng được đầy đủ và trọn vẹn hơn. Cha mẹ tham khảo thêm để được tư vấn và hỗ trợ tại Xôi chè cô Hoa nhé!
Lễ cúng thôi nôi gồm những gìlà câu hỏi lớn nhất của các bậc cha mẹ trẻ còn non yếu kinh nghiệm. Chuẩn bị mâm cúng sao cho đúng chuẩn và đầy đủ nhất sẽ được chia sẻ đến bạn qua bài viết này.
(Lễ vật cúng thôi nôi gồm những gì là câu hỏi của nhiều gia đình trẻ)
Lễ cúng thôi nôi gồm những gì?
Thôi nôi là nghi thức truyền thống trong văn hoá tín ngưỡng người Việt Nam. Đây là một trong những phong tục có từ lâu đời và được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong lễ thôi nôi, người có kinh nghiệm được lựa chọn để thực hiện các nghi thức cúng bái, tạ ơn và cầu mong nhiều may mắn đến cho em bé. Theo truyền thuyết kể lại, em bé sinh ra vốn thân thể yếu ớt nên dễ chết yểu trong năm đầu tiên. Các nghi thức cúng đầy tháng, thôi nôi là dịp để cha mẹ tạ ơn công lao bảo vệ nuôi dưỡng và bảo vệ em bé của các bậc tổ tiên, thần linh. Đây cũng chính là dịp mọi người cùng chúc mừng em bé sang tuổi mới thật nhiều may mắn.
1. Chuẩn bị tổ chức thôi nôi cho bé:
Lễ cúng thôi nôi gồm những gì?Thời gian nào? Trang trí ra sao?
Hàng trăm câu hỏi đang chạy qua đầu bạn và bạn trở nên rối rắm với mớ kiến thức hỗn độn trên mạng. Hãy bình tĩnh, mọi chuyện đều có cách giải quyết!
Lên kế hoạch tổ chức lễ thôi nôi:
Như đã nói ở trên, vì đây là một ngày đặc biệt quan trọng đối với em bé, nên cha mẹ cần có một kế hoạch cụ thể. Các công việc phải làm bao gồm: lên danh sách khách mời, chuẩn bị mâm cúng, chuẩn bị lễ vật chọn nghề, trang trí tiệc, khấn văn,… Các khâu phải đảm bảo hài hoà, đầy đủ hợp lý, hợp thuần phong mỹ tục. Có một điều mà nhiều gia đình hiện nay mắc phải chính là tổ chức tiệc cho bé quá rình rang, hoang phí nhưng quên mất phần lễ cúng cực kỳ quan trọng. Đây là một thiếu sót rất lớn, cha mẹ nên chú ý.
(Lễ vật trong mâm cúng phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất)
Chuẩn bị mâm lễ vật và khấn văn:
Nhiều gia đình trẻ non kinh nghiệm luôn đau đầu khi không biết lễ cúng thôi nôi gồm những gì? Mâm cúng thế nào là đầy đủ? Cúng thế nào con sẽ được may mắn về sau. Nếu may mắn được sống với ông bà, các người lớn có thâm niên thì khâu chuẩn bị của các bạn sẽ vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có may mắn đó. Với lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ trẻ sẽ rất khó khăn trong việc tự thực hiện lễ cúng thôi nôi cho bé, vì vậy bạn có thể tham khảo các thông tin mâm lễ dưới đây.
Tìm kiếm các đơn vị tổ chức tiệc:
Trong lễ thôi nôi, ngoài các nghi thức cúng kiếng thì phần chuẩn bị tiệc cũng rất quan trọng. Vì đây là ngày chúc mừng em bé của bạn bước qua tuổi mới, cũng chính là thời điểm tốt lành và nhận được nhiều may mắn, cho nên không thể thiếu thành phần khách mời. Khách mời ở đây chính là họ hàng, làng xóm, bạn bè của gia đình. Một buổi tiệc nhỏ chiêu đãi mọi người cũng tăng thêm phần nhộn nhịp và vui vẻ trong lễ thôi nôi của em bé.
Các dịch vụ tiệc hiện nay sẽ có nhiều lựa chọn cho bạn bao gồm cả khâu trang trí, tiệc mặn, tiệc ngọt,… Bạn có thể tự chuẩn bị theo sở thích và ý muốn của gia đình. Nếu không có đủ thời gian, hãy tin tưởng và lựa chọn các dịch vụ trọn gói.
Hiện nay, nhiều gia đình không quan trọng lễ cúng thôi nôi gồm những gì, chỉ chăm chăm vào việc tổ chức tiệc rình rang để khoe mẽ, thể hiện,… Đây là một hành động vừa gây tốn kém, vừa trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam. Dù biết lễ thôi nôi là một ngày vui và đáng để chúc mừng, nhưng tổ chức phung phí sẽ khiến buổi tiệc của em bé mất đi ý nghĩa.
(Lựa chọn các dịch vụ uy tín để chuẩn bị mâm cúng một cách tốt nhất)
Ý nghĩa tuyệt vời của mâm cúng thôi nôi mà ba mẹ nên biết
Ngày nay khi được hỏi ý nghĩa lễ thôi nôi, không ít người lắc đầu không biết. Có rất ít người ở độ tuổi dưới 30 biết chính xác về ý nghĩa và các câu chuyện liên quan đến lễ thôi nôi.
Thôi nôi tức là ngày bỏ nôi, không sử dụng nôi nữa. Ngày bỏ nôi được tính khi em bé vừa tròn 1 năm tuổi, theo hiện đại có thể nói là sinh nhật lần đầu tiên. Đây là tục lệ có từ lâu đời và được truyền đến tận ngày nay. Người ta vẫn giữ nét truyền thống của lễ thôi nôi do vẻ đẹp văn hoá và ý nghĩa mà nó mang lại. Thôi nôi cũng chính là ngày em bé sẽ nhận được vô vàn lời chúc mừng và cầu mong may mắn từ những người thân yêu.
Lễ cúng thôi nôi gồm những gì? Ý nghĩa và nghi thức trong ngày này đã được bật mí ở bài viết trên. Ngoài ra, để đảm bảo ngày thôi nôi của bé được diễn ra trọn vẹn, các bậc cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ mâm lễ cúng trọn gói tại Xôi chè cô Hoa. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ cúng, chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho bạn và gia đình.
CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ
40 NĂM KINH NGHIỆM
Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.
CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM
Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM
GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)
Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận
HOTLINE 090.6606.377
Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ