Lưu trữ Cúng đầy tháng - Trang 5 trên 12 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì để trẻ bình an

Các bạn có biết cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì không ạ? Là bố mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với những đứa con thân yêu của mình. Từ khi còn trong trứng rồi qua thời gian thai kỳ đến lúc sinh con ra là cả một quá trình vất vả. Khi trẻ sinh ra cất tiếng khóc chào đời là một niềm vui sướng của cả gia đình. Các cụ thường nói rằng quá trình vất vả đó còn có sự chăm sóc của 12 bà mụ cùng Đức ông chính vì thế khi trẻ được tròn 1 tháng thì gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ để cúng tổ tiên và tỏ lòng thành kính tới 12 bà mụ với Đức ông, đồng thời cúng là lễ để ra mắt với họ hàng sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình.

Nguồn gốc của lễ cúng thôi nôi cho bé gái

  • Các bạn chắc có thể đã biết về nguồn gốc của ngày cúng lễ này. Nhưng mình cũng sẽ nói qua bởi mỗi một vùng quê có thể sẽ có những cách khác nhau ở lối diễn tả. Các cụ ta thường nói một đứa trẻ sinh ra được 12 bà mụ chăm bẵm và nhào nặn ra, bà thì nặn ra chân, bà thì nặn ra tay, người thì tạo ra trai hay gái, người thì luôn sát bên các con để đỡ khi các con ngã…..Chính vì thế công lao của các bà mụ rất lớn, gia đình sẽ làm một mâm lễ để cúng tỏ lòng biết ơn tới bà mụ và mong các bà vẫn sẽ sát cánh bên con.
  • Cũng vào thời điểm con tròn 1 tháng là lúc mẹ hết ở cữ nên làm lễ để mừng sự xuất hiện của con trên cuộc đời và mẹ tròn con vuông

XEM NHIỀU HƠN VỀ : Mâm cúng đầy tháng  cho bé gái

12 các bà mụ có nhiệm vụ như sau:

  • Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông nom chăm sóc bào thai
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông nom việc thai nghén
  • Mụ bà Trần Tứ Nương: Chuyên trông nom việc sinh đẻ
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương: Trông nom việc thụ thai
  • Mụ bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái
  • Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ
  • Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông nom việc khai hoa nở nhuỵ
  • Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông nom việc ở cữ
  • Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé
  • Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở.

Cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn nhất

Cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn

Cách tính ngày cúng mụ cho bé gái

  • Cúng mụ cho bé gái thì sẽ cúng vào ngày đầu tiên của tháng kế tiếp khi trẻ được 1 tháng tuổi. Ngày âm hoặc ngày dương thì tuỳ mỗi gia đình sẽ làm theo.
  • Cũng có nơi có cách tính là trai lùi hai, gái lùi một, nghĩa là ví dụ trẻ sinh vào ngày 12 thì cúng mụ cho bé gái sẽ là vào ngày 11, còn nếu là bé trai thì sẽ cúng vào ngày mùng 10.

Các mâm lễ cần chuẩn bị trong ngày cúng mụ cho bé gái

Chuẩn bị lễ vật để cúng 12 bà mụ

  • Chuẩn bị sẵn 12 chén chè nhỏ và bày giống nhau
  • Thêm 12 đĩa xôi nhỏ cũng bày trông giống nhau
  • 12 chén rượu nhỏ, các bạn nhớ dùng rượu trắng nhé
  • 12 chén nước nhỏ để cúng
  • Bánh hỏi
  • 12 bát cháo nhỏ
  • Các loại bánh kẹo dành cho trẻ em, những đồ này các mẹ nhớ chuẩn bị đầy đủ
  • Thịt heo quay.

Cúng đầy tháng cho bé gái đúng chuẩn

Cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn

Mâm lễ vật cúng Đức ông cúng đầy tháng cho bé gái

  • Gà luộc: Chuẩn bị 1 con gà luộc nguyên con, tư thế ngẩng cao đầu và 2 cánh chéo nhau
  • Cháo trắng: 1 tô lớn
  • Chè hoa cau:1 đĩa lớn
  • Xôi đỗ hoặc xôi trắng: 3 đĩa lớn
  • Hoa quả xếp vào 1 đĩa: gồm 5 loại quả khác nhau
  • Trầu cau tươi có thể têm cánh phượng
  • Tiền vàng loại hàng mã
  • Rượu trắng.

Mỗi gia đình có thể sẽ có cách sắp xếp khác nhau, nhưng cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì thì các mẹ cứ để ý xem bầy đủ món và gọn đẹp mắt nhé.

Cách bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé gái

  • Khi bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái thì cũng giống như những bài trước mình cũng đã hướng dẫn một vài điều đó là các mẹ hãy sắp ra 2 mâm khác nhau, 1 mâm để cúng 12 bà mụ và 1 mâm cúng Đức ông, lưu ý 2 mâm sẽ đặt cách nhau không quá xa chỉ khoảng 10cm.
  • Các bạn có thể đặt mâm cúng 12 bà mụ ở bàn phía trên cao hơn một chút.

Cúng đầy tháng cho bé gái siêu chuẩn

Nghi thức làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái

  • Khi đồ cúng lễ đã được bày đầy đủ trên bàn và xung quanh người đã đầy đủ có mặt thì lúc đó thầy cúng hoặc là ông bà sẽ tiến hành bắt đầu làm lễ khấn.
  • Khi cúng nếu không phải là thầy cúng thì chúng ta không cần quá cầu kỳ về câu văn, cứ nghĩ sao chúng ta cầu gì thì chúng ta khấn như vậy, các bạn sẽ khấn “ hôm nay là ngày………, em bé tên là….được đầy tháng, gia đình sắm mâm lễ trước là để 12 bà mụ cùng tổ tiên và đức công về chứng nhận và sau nữa là để mong 12 bà mụ và đức ông cùng tổ tiên hãy theo trẻ và tiếp tục phù hộ cho trẻ”.
  • Sau khi thầy cúng hay ông bà đã cúng xong thì lúc đó mẹ sẽ bế trẻ ra trước mâm cúng và vái 3 cái nhằm cảm ơn công lao của 12 bà mụ và đức ông, sau đó chờ nhang tàn thì mang vàng mã đi hoá, bày đồ thờ cúng ra cả nhà cùng tán lộc và chúc cho bé được ngoan ngoãn chóng lớn.

Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì câu hỏi đó đã được mình cùng các bạn tìm hiểu và trả lời phía trên rồi đúng không ạ. Chúc các bạn sẽ chuẩn bị một mâm cúng thật đầy đủ và đẹp mắt.

mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Các bạn có biết về mâm cúng đầy tháng bé gái đúng nhất

Các bạn có biết và nghe về mâm cúng đầy tháng bé gái chưa ạ? Từ xa xưa phong tục dân gian Việt Nam chúng ta những em bé mới sinh ra sau khi được một tháng thì dù là bé trai hay bé gái sẽ đều được cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ, lễ cúng này là lễ cúng có ý nghĩa cám ơn các bà mụ và Đức ông đã giúp em bé được ngoan ngoãn khoẻ mạnh, Dù là gia đình có điều kiện hay gia đình bình thường cũng đều cố gắng sắm một mâm cúng để làm lễ cho bé. Vậy các bạn có biết mâm cúng có những gì và cúng ra sao không ạ? Chúng mình cùng nhau đi vào tìm hiểu nhé.

Mân cúng đầy tháng cho bé gái

mâm cúng đầy tháng cho bé gái

1/ Thời gian làm lễ cho bé gái.

  • Theo như người xưa thì ngày cúng đầy tháng sẽ tính theo ngày âm lịch, bé tròn 1 tháng thì sẽ làm lế cúng mụ cho con vào ngày kế tiếp của tháng tiếp theo.
  • Nhưng hiện nay thì mọi người thường hay lấy ngày dương làm mốc để cúng mụ cho bé, căn cứ vào ngày dương sinh con và cũng sẽ cúng vào ngày đù tiên của tháng tiếp theo.
  • Xưa kia các cụ ta còn có một cách tính ngày khác đó là “gái lùi hai, trai lùi một” có nghĩa là nếu bé gái sinh vào ngày mùng 10 thì sẽ làm lễ cho con vào ngày mùng 8 tháng sau, còn nếu là bé trai thì sẽ làm cúng mụ cho bé vào ngày mùng 9 của tháng tiếp theo.

2/ Tìm hiểu về 12 bà mụ trong lễ cúng đầy tháng của bé gái.

  • Mụ bà Trần Tứ Nương: Trông coi việc sinh đẻ
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thai nghé
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương:Trông coi việc thụ thai
  • Mự bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông coi chăm sóc bào thai
  • Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ
  • Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông coi việc khai hoa nở nhuỵ
  • Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông coi việc ở cữ
  • Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ
  • Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở
  • Và Đức ông.

Mâm cúng đầy tháng bé gái

mâm cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn

Xem thêm các giá mâm cúng đầy tháng cho bé gái

3/ Lễ vật có trên mâm cúng đầy tháng bé gái cúng 12 bà mụ bao gồm:

  • Chuẩn bị 12 chén chè nhỏ với ý nghĩa mong muốn tình duyên sau này sẽ được suôn sẻ
  • Xôi các bạn chuẩn bị 12 đĩa nhỏ giống nhau
  • 12 bát cháo nhỏ
  • Bánh kẹo dành cho trẻ em cúng xếp vào 12 chiếc đĩa giống nhau
  • Thịt quay
  • 12 đĩa bánh hỏi
  • 12 chén rượu nhỏ và các bạn cũng có thể thay thế bằng 12 quả trứng vịt
  • 12 ly nước trắng.

4/ Lễ vật có trong mâm cúng đầy tháng bé gái cúng Đức ông

  • Gà luộc
  • Cháo: 1 tô lớn
  • Chè:1 bát lớn
  • Xôi: 3 đĩa
  • Hoa quả xếp vào 1 đĩa: gồm 5 loại quả bất kỳ
  • Trầu cau
  • Đồ hàng mã
  • Đũa hoa.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái nên bày theo hàng lỗi ngay ngắn và đẹp mắt. Bố mẹ cũng thường hay sắm cho các bé những đồ cúng mà liên quan đến nghề nghiệp hay đến tương lai của con ví dụ như sách vở, bút viết, gương lược, đồ chơi cho bé gái……Dù là gia đình có điều kiện hay không có điều kiện chỉ cần chuẩn bị 1 mâm cúng không cần quá cầu kỳ cũng đủ để làm một cái lễ cho bé. Đồ cúng được bày ra thành 2 mâm, 2 mâm đặt cách nhau khoảng 10cm, tất cả những đồ giống nhau sẽ được sếp gần nhau và thẳng hàng.

Cúng đầy tháng bé gái

mâm cúng đầy tháng bé gái đúng nhất

5/ Nghi thức làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái

  • Theo như nghi thức làm lễ xưa thì sẽ có các thầy cúng theo bài nhưng hiện nay việc cúng khấn cũng đã được rút ngắn, hầu như việc cúng có thể là do ông bà bố mẹ hay một người trong họ đứng ra cúng, thành tâm nghĩ gì thì khấn điều đó mong mọi điều tốt đẹp đến với bé, mong con ngoan ngoãn chóng lớn, không quá cầu kỳ câu lệ.
  • Nhưng nhà ai cẩn thận thì cúng có thể mời thầy vế cúng mụ cho bé hay có thể nhờ thầy viết bài khấn rồi về khấn. Hiện nay xã hội phát triển trên mạng các bạn cũng có thể sưu tầm các bài văn cúng khấn rất đầy đủ.
  • Sau khi đã cúng xong thì mẹ sẽ bế bé ra trước mâm cúng và khấn 3 cái để tỏ lòng thành kính biết ơn đến 12 bà mụ sau đó cả nhà sẽ cùng chúc cho bé khoẻ mạnh, mọi người cùng nhau thụ lộc và tán lộc cho mọi người xung quanh. Bé sẽ được mọi người bế ẵm và chúc những điều tốt đẹp nhất.

=> Chi tiết về mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Lễ vật đặt vào mâm cúng đầy tháng bé gái cũng không quá khó tìm, không quá cầu kỳ, cũng giống như những lễ đầy tháng khác dù là bé trai hay bé gái thì đồ thờ cúng cũng gần giống với nhau. Hiện nay các bạn có thể tự tay làm hoặc nếu các bạn không có thời gian thì có thể thuê mâm cúng lễ trọn gói. Dù là tự tay làm hay thuê chỉ cần thành tâm là mọi điều sẽ được may mắn. Con cái là tài sản vô cùng to lớn của cha mẹ nên không có gì là không thể đối với bố mẹ đúng không ạ? Lễ cúng đầy tháng đánh dấu mốc của một quá trình vất vả để được “mẹ tròn con vuông” Chính vì thế hãy chuẩn bị khi bé tròn tháng nhé.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ nhất

Cúng đầy tháng bé gái cần những gì đúng các mẹ đã biết chưa?

Cúng đầy tháng cho bé gái thì nên biết con cái là lộc trời cho, là tài sản vô cùng quý báu của bố mẹ, trải qua quá trình thai nghén mang thai 9 tháng 10 ngày để xuất hiện được một em bé kháu khỉnh và xinh xắn. Vất vả nhưng đó là điều mà ai cũng mong muốn, người xưa thường hay có tục lệ cúng đầy tháng cho trẻ khi chúng được trong một tháng tuổi để đánh dấu mốc cho một sinh linh bé nhỏ trào đời, để tỏ lòng biết ơn tới 12 bà mụ và Đức ông đã chăm sóc và nuôi nấng cho em bé đó. Và đến khi bé được đầy tháng gia đình nào cũng sẽ chuẩn bị sẵn một mâm cúng để khấn. Vậy các mẹ đã biết cúng đầy tháng bé gái cần những gì chưa ạ?

Thời gian làm lễ cho bé gái

  • Ngày cúng lễ đầy tháng cho bé chính là ngày bé tròn 1 tháng tuổi, ngày kế tiếp của tháng tiếp theo sẽ là ngày làm lễ.
  • Hiện nay cũng có nhiều người lấy mốc ngày dương làm lễ cho trẻ, cũng là ngày tiếp theo của tháng nhưng tính theo lịch dương.
  • Xưa kia thì các cụ chúng ta còn có thêm một cách nữa để tính đó là “gái lùi hai, trai lùi một” điều đó có nghĩa là nếu mà đứa trẻ đó sinh vào ngày mùng 8 thì sẽ tiến hành làm lễ đầy tháng cho con là vào ngày mùng 6 của tháng kế tiếp và nếu mà là bé trai thì chúng ta sẽ làm cúng mụ cho con vào ngày mùng 7 của tháng kế tiếp.
  • Thời điểm cúng thường vào buổi sáng sớm hoặc là vào buổi chiều tối, chọn giờ đẹp không xung khắc. Điều này cúng khá quan trọng vì nó liên quan trọng.

Đồ cúng đầy tháng bé gái cần những gì? Các mẹ cần chuẩn bị nhiều những thứ như: Lễ cúng thôi nôi cho bé dù lễ vật không quá cao sang nhưng mâm cúng cần đầy đặn, tươm tất thì mới thể hiện được tấm lòng thành của cha mẹ, khi đó thì bé mới được tổ tiên, các bà mụ chứng giám cho. Thông thường cúng mụ cho trẻ sẽ phải chuẩn bị 3 mâm cúng đó là : mâm cúng tổ tiên ông bà, mâm cúng bà mụ và 1 mâm cúng đức ông.

                                                                                                  Mâm cúng đầy tháng bé gái

mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Mâm cúng 12 bà mụ và Đức ông

  • Gà trống luộc: 1 con (Gà luộc để nguyên con, tạo dáng đẹp đầu ngẩng cao, 2 cánh chéo nhau và gài hoa hồng)
  • Chuẩn bị 13 chén chè nhỏ vì chúng ta đang làm lễ cho bé gái nên sẽ chuẩn bị chè trôi nước nhé với mong muốn sau này tình duyên sẽ suôi sẻ) + 1 chén chè lớn hơn để dành cho Đức ông
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả khác nhau
  • Bánh kẹo dành cho trẻ em cúng xếp vào 12 chiếc đĩa giống nhau
  • Nước và rượu trắng, bày ra 12 chiếc chén nhỏ + 1 chén nước và 1 chén rượu lớn hơn.
  • 12 đĩa bánh hỏi
  • 12 đĩa xôi nhỏ bày giống nhau + 1 đĩa xôi lớn hơn để cúng Đức ông
  • Nhanh đèn, hoa tươi, gạo, muối, cau trầu, 12 nén vàng và tiền giấy.

Nguồn mâm cúng đầy tháng cho bé gái tại đây

                                                                                    Mâm cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ nhất

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ nhất

Lễ vật cúng ông địa và tổ tiên

  • 1 đĩa ngũ quả
  • Chè trôi nước: 1 bát
  • Xôi: 1 đĩa
  • 1 bộ tam sên bao gồm những thứ :trứng vịt luộc, tôm hoặc cua luộc, thịt heo luộc, trong 3 thứ đó phải có một thứ lớn hơn ví dụ có con tôm nhỏ thì phải có con cua to, có con cua nhỏ thì con tôm to, nếu không có con cua to thì có thể thay bằng 3 con cua nhỏ)
  • Trầu cau
  • Đèn dầu
  • Tiền giấy vàng bạc
  • Nhang, hoa tươi.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái tốt nhất

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Các nghi lễ trong ngày cúng lễ đầy tháng cho bé gái

  • Ngày cúng lễ đầy tháng việc đầu tiên là để tạ ơn đến 12 bà mụ và Đức ông đã chăm sóc cùng bé, giúp cho con được khoẻ mạnh và mẹ tròn con vuông qua thời gian vất vả thai nghén.
  • Ngoài ra còn có nơi lồng vào thành lễ đặt tên, khai hoa và chọn nghề nghiệp tương lại cho bé. Với việc chọn nghề nghiệp thì bố mẹ sẽ mua những đồ dùng liên quan đến các nghề nghiệp như sách vở, bút, đồ chơi y tá… sau đó bé cầm vào thứ gì thì sẽ báo hiệu ngành nghề của bé trong tương lai.Đây là nghi lễ thể hiện sự mong đợi và niềm tin mong bé sẽ trở thành người có tài cho xã hội , thành một người con ngoan.
  • Đây còn là nghi lễ để báo cáo với tổ tiên về tên của con, để các vị biết và che chở cho bé. Nhưng nghi lễ đặt tên này đã dần mất đi vì hiện nay tên của bé sẽ cần có trước để làm khai sinh nên hầu như sẽ không còn.
  • Khi khấn thì các bạn có thể mời thầy hoặc có thể là ông bà hay một người nào đó trong họ cúng cũng đều được,chỉ cần thành tâm cầu mong những gì tốt đẹp nhất đến với bé, mong bé sẽ ngoan chóng lớn. Hay các bạn cũng có thể nhờ các thầy viết bài cúng và mang về tự cúng đều được.

Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì bao gồm những bước trên các bạn có thể tham khảo bài viết này để chuẩn bị cho mình những mâm lễ cúng đầy đủ và đẹp nhất. Hiện nay còn có dịch vụ làm toàn bộ nên đối với những gia đình không có thời gian thì có thể thuê trọn gói làm đồ lễ rồi mang về nhà cúng. Chúc các bạn sẽ có được những kinh nghiệm hay rút ra từ bài viết này.

Cúng đầy tháng cho bé trai cần những gì là chuẩn nhất

Tìm hiểu cúng đầy tháng cho bé trai cần những gì đó chính là chủ đề mà hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau bàn tới. Hiện nay xã hội phát triển, con người có đầy đủ thời gian và vật chất để thực hiện được những lễ nghi trong cuộc sống và trong đó có lễ cúng đầy tháng cho các em bé mới sinh. Đây là một nghi lễ nhỏ nhưng đã có từ lâu đời nay và hiện nay phong tục ấy vẫn còn. Các bạn có biết cúng đầy tháng thì thủ tục thế nào không ạ? Và cúng mụ bé trai có khác gì so với bé gái không? Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu xem cúng mụ bé trai cần có những gì nhé.

Bàn cúng đầy tháng cho bé trai hoặc gái

hình mâm cúng đầy tháng cho bé trai tại sài gòn

1/ Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai:

  • Khi hỏi tới nguồn gốc của lễ này thì không phải ai cũng biết và có thể mỗi nơi lại có những nguồn gốc khác nhau. Nhưng chúng ta cứ hiểu đơn giản rằng lễ cúng đầy tháng là lễ báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình.
  • Theo như kể lại thì khởi nguồn của một em bé sinh ra là từ sự nhào nặn của 12 bà mụ và của đức ông mà ra, mỗi bà mụ sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một phần trên cơ thể em bé như mắt, mũi, tay, chân…….Sau khi em bé được sinh ra thì làm lễ đầy tháng để cảm ơn công lao to lớn của 12 bà mụ và của Đức Ông.

Bàn cúng đầy tháng cho bé trai giá rẻ

bàn cúng đầy tháng cho bé trai giá rẻ

2/ Các lễ vật cúng đầy tháng gồm những thứ gì?

  • Khi cha mẹ sắm đồ cúng đầy tháng cho bé trai thì đồng thời các mẹ phải chuẩn bị lễ cúng bàn thờ gia tiên, thờ phật hay thờ ông địa cùng với phần lễ đầy tháng. Các món bao gồm:
  • Chè: Chuẩn bị 12 chén nhỏ cùng 3 tô lớn
  • Xôi: 13 đĩa
  • Gà luộc: 1 con
  • 1 bộ tam sên gồm: thịt lợn luộc, trứng luộc, cua hay tôm luộc.
  • 1mâm ngũ quả, hoa tươi
  • Nhang, trà, đèn dầu, rượu, gạo, nước muối.
  • 1 bộ đồ hình thế (lưu ý bộ đồ này sẽ ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé trai để sau khi cúng xong chúng ta mang đi đốt coi như giải hạn cho bé luôn).
  • Trầu têm cánh phượng: 13 miếng
  • Hài: 13 đôi
  • Váy áo đẹp: 13 bộ
  • Nén vàng: 13 nén.
  • Thịt quay
  • Bánh hỏi
  • Bánh kẹo dành cho trẻ em, vàng mã.
  • Lưu ý nhỏ là tất cả những thứ như đĩa xôi chè, nén vàng, váy áo, hài đều phải giống nhau, 12 bộ kích thước y hệt nhau và 1 bộ lớn hơn 1 chút,

=> Xem bảng giá tại đây: click cúng đầy tháng cho bé trai

3/ Cách bài trí lễ vật cúng đầy tháng bé trai chuẩn nhất:

  • Chuẩn bị sẵn 2 mâm đồ cúng. 1 mâm bầy đồ cúng cho 12 bà mụ gồm xôi, chè, bánh hỏi, nước, thịt quay, bánh kẹo dành cho trẻ em, tiền giấy, vàng mã, nhang. Còn 1 mâm bầy đồ để cúng Đức Ông gồm xôi, chè, gà luộc, thịt quay, trầu cau, hoa quả, tiền giấy.
  • Đặt 2 mâm lên 2 chiếc bàn, 2 mâm cách nhau chừng 10cm, mâm cúng bà mụ các bạn sẽ đặt lên chiếc bàn cao hơn và mâm cúng Đức Ông thì để ở bàn thấp hơn. Có câu nói mà chúng ta nên nhớ khi sắp lễ cúng đó là “Đông bình Tây quả”, câu này nghĩa là bình hoa các bạn sẽ đặt nó ở phía Đông và hoa quả thì các bạn hãy đặt ở phía Tây. Mâm lễ phải được bố trí thật cân đối và đầy đủ để mang lại cho bé ý nghĩa tốt đẹp nhất.
  • Sau khi đã cúng xong thì bố hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén nhang sau đó bế bé ra trước án sau đó khấn cúng Mụ với tấm lòng thật thành kính, vừa khấn vừa nói “ Hôm nay bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình đã sắm lễ vật này cung thỉnh thập nhị mụ bà cùng tam đức ông trước là về minh chứng sau thì nhận lễ và tiếp tục phù hộ cho bé khoẻ mạnh ngoan ngoãn và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc.”

Bàn cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn mà nên làm

bàn cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn

Nghi thức đặt tên cho con trai

  • Sau khi đã xong các nghi lễ đầy tháng thì sẽ đến nghi lễ đặt tên cho con trai. Người đang làm nghi lễ cúng có thể là bà nội, bà ngoại hoặc là người trong họ sẽ đọc ra một tên mà gia đình đã dự đặt cho trẻ trước bàn thờ tổ tiên sau đó gieo đồng tiền lên trên đĩa. Nếu đồng tiền 1 mặt sấp 1 mặt ngửa âm dương đủ cả thì có nghĩa tên đó đã phù hợp cho bé trai, nhưng nếu không được thì hãy khấn lại và không may mà quá tam 3 bận mà vẫn không được thì gia đình nên tìm cho trẻ một cái tên khác.
  • Sau khi xong nghi lễ cúng mụ và nghi lễ đặt tên cho con trai thì sẽ tiến hành hạ lễ và tất cả gia đình sum vầy quây quần hưởng lộc đồ cúng và dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến cho bé trai.

=> Xem chi tiết cách cúng: click đồ cúng thôi nôi bé trai

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai cũng không quá phức tạp, các bạn chỉ cần tham khảo bài viết và có thể tự mình chuẩn bị những đồ lễ trong ngày quan trọng cho con. Đây mặc dù là lễ nhỏ nhưng vẫn được mọi người duy trì, có thờ có thiêng có kiêng có lành,nên làm để cho bé ngoan khoẻ mạnh. Tuy đơn giản nhưng nếu không học không tìm hiểu thì có thể cũng rất nhiều người không hình dung ra.Và một điều nữa là mỗi vùng miền có thể sẽ đôi chút khác nhau. Chúc các bạn thành công.

mâm cúng đầy tháng cho bé gái cần những món lễ nào

Cúng đầy tháng cho bé gái là một điều bắt buộc phải có của truyền thống nước ta. Một cô công chúa bé nhỏ đáng yêu luôn là ước mơ của nhiều gia đình. Tuyệt vời biết bao khi nhìn con gái lớn lên từng ngày, đặc biệt là dấu mốc quan trọng mừng con tròn tháng. Đối với phong tục người Việt Nam ta, cúng đầy tháng cho bé là một nghi thức rất quan trọng. Đây là tục lệ có từ lâu đời, ngụ ý cám ơn trời đất, bà mụ đã cho em bé khoẻ mạnh. Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì? Ba mẹ cần chuẩn bị thật kỹ để tránh mắc sai lầm không đáng.

(Chuẩn bị cúng đầy tháng bé gái đầy đủ giúp con gặp nhiều thuận lợi may mắn)

mâm cúng đầy tháng tháng cho bé gái đẹp mắt

A/ Đầy tháng của bé là gì?

Từ xa xưa, ông bà ta đã có phong tục cúng đầy tháng cho em bé. Đây là cột mốc quan trọng thông báo cho mọi người cùng chúc mừng em bé đã tròn 1 tháng tuổi và mẹ em bé cũng bước qua được giai đoạn ở cữ. Trong ngày này, ông bà cha mẹ sẽ chuẩn bị các mâm cỗ mời họ hàng làng xóm, cúng kiếng tạ ơn đất trời tổ tiên. Cúng đầy tháng cho bé gái hay bé trái đều cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh thiếu sót để cầu mong các bé luôn khoẻ mạnh, thông minh.

=> Xem chi tiết dịch vụ: click xem cúng đầy tháng cho bé gái

B/ Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì?

Một cô công chúa bé nhỏ luôn là niềm ao ước của nhiều người. “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” vì vậy việc chuẩn bị mâm cúng cúng đầy tháng cho bé gái rất được các gia đình hiện nay quan tâm.

Lễ đầy tháng là dịp để họ hàng làng xóm thăm hỏi em bé và mẹ sau 30 ngày ở cữ. Cũng là lúc cảm tạ tổ tiên ông bà cho mẹ tròn con vuông, phát triển khoẻ mạnh. Mâm cúng đầy tháng cho bé gái cũng không khác mâm cũng cho bé trai là mấy. Đồ lễ bao gồm lễ vật cúng 12 bà Mụ, lễ vật kính Đức ôn cùng 3 đức Thầy. Tuy nhiên, chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé gái ra sao để mang lại may mắn, bình an cho con với nhiều gia đình còn khá xa lạ.

1. Lễ vật cúng 12 bà Mụ

Người xưa quan niệm mỗi đứa trẻ từ lúc trong bụng mẹ đến sau khi ra đời đều do tay 12 bà Mụ nặn, chăm sóc. Vì vậy lễ vật cúng 12 bà Mụ được chuẩn bị kỹ lưỡng bao gồm:

  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 chén cháo nhỏ
  • 12 đĩa bánh dành cho trẻ con
  • 12 đĩa thịt quay bánh hỏi hoặc trứng vịt
  • 12 ly rượu hoặc nước. Mâm cúng bà mụ)

Hình bàn cúng đơn giản

hình cúng đầy tháng bé gái mới nhất

2. Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 Đức thầy ( thánh sư, tổ sư và tiên sư)

    • 1 con gà luộc
    • 1 tô cháo lớn
    • 3 đĩa xôi
    • 1 đĩa thịt quay
    • Trái cây, trầu cau, rượu và giấy tiền vàng mã
    • Bên cạnh đó nên có thêm hoa, trà, nhang, đèn, gạo muối. Quan trọng nhất là 1 đôi đũa hoa.

    Theo dân gian, mẹ tròn con vuông, em bé phát triển tốt là nhờ 12 bà Mụ và Tam ông nên chuẩn bị đầy tháng cho bé gái nên để người lớn đại diện đứng ra thắp nhang và khấn vái trước khi ra mắt họ hàng, xóm giềng.

    Sau khi cúng, gia đình thực hiện nghi thức khai hoa. Đây là còn gọi là tục bắt miếng ngầm mang đến những lời chúc tốt đẹp cho em bé.

    “Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

    Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ

    Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

    Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

    Cha mẹ dùng cuống trầu vẽ chân mày cho con trong lễ đầy tháng bé gái ngầm mong con sau này trở nên xinh đẹp, dịu dàng.

    Sau cùng, họ hàng và xóm giềng sẽ cùng nhau gửi đến em bé những lời chúc tốt đẹp.

    ( Mâm cúng Đức ông và 3 Đức thầy)

bàn cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn

C/ Văn cúng ngày đầy tháng bé gái:

Có thể tham khảo các bài văn cúng ngày đầy tháng để nghi thức cúng bái được toàn vẹn và đầy đủ hơn. Ngoài ra, để đơn giản hơn trong ngày này, có thể dùng bài khấn: “Hôm nay, ngày… tháng… năm… , ngày cháu ( nội/ ngoại) được tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung kính thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù hộ cho con cháu ( tên ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ gia đình bình an vui, hạnh phúc”.

=> Click xem rõ: đồ cúng thôi nôi bé trai

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trong ngày đầy tháng cho bé gái có ý nghĩa cầu mong bé lớn lên luôn được mạnh khoẻ và gặp nhiều may mắn. Điều này cho tới nay vẫn là 1 trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh đó, đầy tháng em bé còn là dịp để mọi người được gặp nhau và chia sẻ niềm vui khi gia đình đón thêm 1 thành viên mới. Tuy nhiên, các gia đình nên tham khảo các thông tin chính xác để chuẩn bị lễ cúng cho tốt. Tránh trường hợp phát sinh nhiều chi phí nhưng gặp phải sai sót không đáng có.

Tóm lại, chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé gái cũng không quá phức tạp và cầu kỳ. Các gia đình có thể tham khảo thêm nghi thức của các cụ lớn tuổi trong gia đình để chuẩn bị tốt hơn. Cuối cùng, đầy tháng của bé là ngày họp mặt và chúc mừng của tất cả thành viên trong họ hàng. Gửi cho bé lời chúc tốt đẹp để em bé khoẻ mạnh và vui vẻ bình an cũng là 1 phần góp sức cho gia đình em bé trong ngày đầy tháng này.

Lễ Cúng Mụ Đầy Tháng Nghi Thức Đầy Đủ Và Đúng Chuẩn Nhất

Lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức cần thực hiện những gì sao cho đúng chuẩn thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết. Nghi thức chiếm một phần rất quan trọng trong lễ cúng. Nó không chỉ là buổi ra mắt thành viên mới mà đây còn là dịp để gia đình cảm ơn các vị thần cũng như tổ tiên đã phù hộ cho hai mẹ con được mẹ tròn con vuông. Tùy vào từng vùng miền thì có các nghi thức và lễ vật khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc chung. Vậy những cái chung đó là gì hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nghi thức chiếm một phần rất quan trọng trong lễ cúng

Ý nghĩa của lễ cúng mụ đầy tháng cho bé

Theo quan niệm của người xưa, mỗi một đứa trẻ được hình thành và sinh ra đều là do một tay các bà mụ nhào nặn và chăm nom từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi đầy tháng. Còn đức ông chính là người đã mang đứa trẻ đến cho gia đình. Vì vậy mà để cảm ơn công lao của các vị thần thì gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật để dâng vào lễ cúng đầy tháng. Hy vọng các vị đại tiên sẽ chấp nhận lòng thành và tiếp tục che chở, bảo bọc cho bé yêu của mình.

Cách tính ngày để làm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé

Theo truyền thống của người Việt nói chung và người châu Á nói riêng thì làm nông nghiệp là nghề chủ yếu. Người dân thường dựa vào sự lặn mọc của mặt trăng để làm lịch gieo trồng cũng như thu hoạch riêng cho mình. Và từ xưa tới nay thì ông cha ta thường sử dụng ngày âm cho những dịp quan trọng trong đời như: ma chay, cưới hỏi, lễ tết,…Chính vì quy luật đó mà lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức của bé cũng nên tổ chức theo ngày âm. Cần lưu ý là khi tính ngày làm lễ cho bé yêu đó là phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc: ” Trai sụt 1, gái sụt 2″. Tức là nếu bé nhà bạn là bé trai thì cần tổ chức trước một ngày còn nếu là bé gái thì nên tổ chức trước 2 ngày. Tuy nhiên thì ngày nay, để thuận tiện thì các gia đình lại dùng lịch âm cúng cho bé. Nếu tính theo ngày dương thì ngày tổ chức là ngày sau đúng 1 tháng, kể từ ngày bé chào đời.

Các nghi thức trong lễ cúng mụ đầy tháng của bé

Trong lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức là yếu tố rất quan trọng. Mỗi nghi lễ đều mang một ý nghĩa riêng và cần làm một cách tuần tự. Và sau đây là thứ tự các nghi thức:

  • Đầu tiên phải kể tới nghi thức thắp nhang: Đó là một người đại diện cho gia đình sẽ lên thực hiện nghi thức thắp nhang khấn vái, cầu mong sự che chở của các vị thần linh cho bé. Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các đồ cúng mụ đầy tháng để thực hiện nghi thức này.
  • Lễ khai hoa: Kết thúc nghi thức thắp nhang là đến nghi thức khai hoa. Đứa trẻ sẽ được đặt giữa bàn cúng, người làm lễ sẽ thắp nhang cúng xin phép lễ khai hoa được bắt đầu. Tiếp đến người chủ lễ sẽ bế đứa bé lên tay, cầm một cành hoa quơ qua miệng đứa bé đồng thời đọc những lời cầu chúc tốt đẹp.
  • Lễ xin Keo( đặt tên): trong lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức xin Keo có lẽ là nghi thức được mong chờ nhất. Để tiến hành nghi lễ thì gia đình cần chuẩn bị trước cho con những cái tên thật hay và cho rằng phù hợp với bé yêu. Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc và 1 chiếc đĩa sâu lòng để gieo. Nếu gieo được 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa hoặc ngược lại thì cái tên đó đã được tổ tiên, thần linh chọn. Nếu cả 2 đồng cùng ngửa hoặc cùng úp thì cái tên đó không được chấp thuận và phải gieo lại.  Sau 3 lần mà vẫn không được thì gia đình phải đổi tên khác.. Tập tục truyền thống này đang dần mất đi, các gia đình đã đặt tên cho bé ngay trước hoặc ngay khi bé chào đời. Ngoài ra ở một số vùng miền còn có thêm lễ tẩy uế sau những ngày ở cữ. Mẹ sẽ bế bé trên tay bước qua chậu nước sôi có đặt chiếc đinh nung đỏ, sau đó mẹ sẽ đi xung quanh nhà. Và trong lúc đi mẹ sẽ cố tình làm rơi tiền với hy vọng cuộc sống sau này của con sẽ thật đầy đủ, giàu có.

Trên đây là những thông tin về lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức đầy đủ và đúng chuẩn nhất mà chắc hẳn các bậc phụ huynh nên tham khảo. Lễ cúng đầy tháng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé. Từ nay bé đã trở thành một thành viên của cộng đồng, xã hội. Bé rất cần sự giúp đỡ, yêu thương, chăm sóc của tất cả mọi người. Bởi vậy để đảm bảo cho tương lai của con thì cha mẹ cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng để tránh những sai sót không đáng có. Chúc bé và gia đình có một buổi lễ hoàn hảo và vui vẻ.

 

Chuẩn Bị Đồ Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Con Đầy Đủ Nhất

Đồ cúng mụ đầy tháng để chuẩn bị thật cho con thì quả là một việc đau đầu đúng không nào? Bé sinh ra được một tháng khỏe mạnh là niềm vui của cả gia đình nhưng cũng khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng vì ngày lễ của con có quá nhiều thứ phải chuẩn bị. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị cho con lễ cúng đầy đủ nhất nhé!

Vậy cúng mụ đầy tháng là gì?

Không chỉ Việt Nam nói riêng mà cả Châu Á nói chung thì lễ cúng mụ là một phong tục tập quán lâu đời được ông cha để lại, và hơn thế nó còn là một nét đẹp trong văn hóa của ta. Lễ được tổ chức dành riêng cho các bé sơ sinh. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều trải qua các nghi lễ như: cúng đầy cữ, cúng đầy tháng, cúng 100 ngày và cúng đầy một năm. Khi bé sinh ra được 3 ngày thì gia đình sẽ làm lễ cúng mụ cho bé để tạ ơn tổ tiên. Sau đó khi bé được 30 ngày khỏe mạnh cứng cáp, và quen dần với thế giới bên ngoài thì cha mẹ sẽ chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng và làm lễ cho bé để báo cáo với tổ tiên cũng như thông báo với họ hàng về sự xuất hiện của thành viên mới.Ông bà ta từ xưa đến nay đã rất coi trọng việc cúng đầy cữ, cúng đầy tháng.

Đây có lẽ là cột mốc đầu đời đánh dấu sự phát triển của bé. Nên vào dịp này gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng nhằm tạ ơn các vị đại tiên đã có công tạo ra bé và mang đứa trẻ tới nhà, sau là để ra mắt họ hàng , người thân để nhận những yêu thương chúc phúc từ họ.

Những người tạo ra đứa trẻ gồm những ai?

Theo quan niệm của người xưa, khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ thì được sự trông coi chăm sóc của 12 Bà Mụ. Mỗi bà chính là người nặn ra từng bộ phận của đứa trẻ cũng như giữ trách nhiệm chăm lo cho đứa trẻ từ lúc hình thành đến ngày thôi nôi của bé.

Khi thụ thai cho đến lúc sinh cần có các bà Mụ:

  • Bà Lâm Cửu Nương, trông coi việc thụ thai
  • Bà Vạn Tứ Nương  trông coi việc thai nghén
  • Bà Lâm Nhất Nương trông coi việc chăm sóc bào thai
  • Bà Lưu Thất Nương nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
  • Bà Lý Đại Nương trông coi việc chuyển dạ
  • Bà Trần Tứ Nương chăm sóc việc sinh nở
  • Bà Nguyễn Tam Nương trông coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
  • Bà Hứa Đại Nương trông coi việc khai hoa nở nhụy

Sau khi em bé ra đời, các Bà Mụ vẫn tiếp tục chăm nom cho đứa trẻ:

  • Bà Cao Tứ Nương trông coi việc ở cữ
  • Bà Tăng Ngũ Nương trông coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Bà Trúc Ngũ Nương trông coi việc giữ trẻ
  • Bà Mã Ngũ Nương trông coi việc ẵm bồng con trẻ

Người Việt Nam từ xưa tới nay thì rất coi trọng việc cúng viếng, đặc biệt là vào những dịp quan trọng. Họ tin rằng việc làm lễ ảnh hưởng rất lớn tới sự may mắn cũng như hạnh phúc của đứa trẻ sau này. Nên các bậc cha mẹ phải chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho con phải thật đầy đủ nhưng cũng tránh lãng phí.

Chuẩn bị lễ vật cúng mụ đầy tháng

Có lẽ một trong những khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho con. Có quá nhiều thứ cần chuẩn bị nếu không cẩn thận bạn sẽ có thể thiếu những món lễ vật quan trọng. Có thể tham khảo những món lễ vật dưới đây và tùy theo từng vùng miền mà bạn có thể thêm hoặc bớt những món lễ vật khác nhau.

– Với đồ cúng mụ đầy tháng của mâm cúng Mụ gồm:

  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 chén chè nhỏ ( với con trai thì dùng chè đậu trắng, con gái thì dùng chè trôi nước)
  • 12 chén cháo nhỏ
  • Bánh trái xếp thành 12 đĩa nhỏ
  • 2kg thịt lợn quay  + 12 ly rượu nhỏ+bánh hỏi chia làm 12 đĩa

Đồ cúng mụ đầy tháng để cúng kính Đức ông và 3 đức thầy gồm các lễ vật như sau:

  • 1 con gà luộc tréo cánh, đầu hướng lên trời
  • 1  cháo lớn
  • 1 chè lớn
  • 1 xôi lớn
  • 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ)
  • trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền)

Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa,nước, gạo, muối, muỗng trà, hương, đèn, nước,  và một lễ vật quan trọng không thể thiếu chính là đôi đũa hoa. Để chuẩn bị lễ vật cúng đã tốn khá nhiều thời gian nên chúng ta cũng cần phải chú ý tới việc sắp xếp mâm cúng sao cho đúng với nguyên tắc riêng vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến buổi lễ.

Hi vọng các thông tin trên của chúng tôi đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong việc chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho bé yêu của bạn.Hãy cùng nhau tổ chức cho bé một buổi lễ thật hoành tráng và tơm tất nhé!

 

Những Điều Cần Biết Về Lễ Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé

Lễ cúng mụ đầy tháng chắc hẳn là dịp không thể bỏ qua với mỗi một sinh linh bé bỏng khi chào đời vì đây là phong tục truyền thống của ông cha từ xưa đến nay. Nghi lễ này không còn xa lạ gì với những bậc cha mẹ của Việt Nam nữa và nó còn được coi như là một nghi lễ trọng đại trong đời của đứa trẻ. hãy cùng tìm hiểu các thông tin xem bạn đã hiểu hết về nghi lễ chưa nhé!

Nghi lễ này không còn xa lạ gì với những bậc cha mẹ của Việt Nam

Tại sao phải làm lễ cúng mụ đầy tháng cho trẻ?

Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều ở trong nhà cùng với mẹ trong khoảng một tháng đầu mà không được ra ngoài. Thời gian này, bé cũng rất yếu cần được ở bên mẹ nhiều hơn và khi được một tháng tuổi thì bố mẹ, ông bà của bé sẽ tổ chức cho bé lễ cúng mụ đầy tháng nhằm cảm ơn Bà Mụ và Đức ông. Vì theo quan niệm của dân gian thì 12 Bà Mụ là người đã nhào nặn ra đứa trẻ, dù xinh đẹp hay xấu tốt thì đó cũng là đứa trẻ hoàn chỉnh. Còn Đức ông là người đã mang đứa trẻ đến nhà một cách khỏe mạnh, cho mẹ tròn con vuông. Đồng thời đây cũng là dịp để bố mẹ tổ chức lễ ăn mừng, ra mắt thành viên mới trong gia đình với họ hàng nội ngoại, anh em, người thân. Với những ý nghĩa thiêng liêng trên, việc làm lễ cúng đầy tháng cho bé được duy trì qua các thế hệ và trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa người Việt.

Chọn ngày cúng đầy tháng như thế nào cho đúng?

Chắc chắn đây là thắc mắc của hầu hết các bậc phụ huynh. Ngày nay các bậc cha mẹ trẻ luôn băn khoăn không biết làm lễ cho con mình vào ngày âm hay dương, hay thực hiện vào đúng ngày nào. Từ xưa đến nay, thì nước ta thường tổ chức các ngày lễ trọng đại vào ngày âm vì nước ta là nước nông nghiệp truyền thống, dựa vào quy luật mọc lặn của mặt trăng mà tính ngày. Nên theo đúng phong tục thì các bậc cha mẹ nên chọn ngày âm. Tuy nhiên ngày nay, để dễ nhớ thì nhiều bậc phụ huynh lại lựa chọn ngày dương để dễ nhớ và thuận tiện.

Còn một lưu ý nữa trong việc chọn ngày để chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng là phải chú ý tới nguyên tắc:” gái sụt 2, trai sụt 1″. Nguyên tắc này có nghĩa với các bé trai khi làm lễ phải làm lễ trước 1 ngày còn với bé gái thì làm lễ trước 2 ngày. Đây là nghi lễ rất quan trọng nên bố mẹ phải nhớ thật kỹ để cúng đúng ngày tránh làm ảnh hưởng tới bé.

Cúng đầy tháng cho bé gồm những nghi lễ gì?

Trong mỗi một buổi lễ thì các nghi lễ được tiến hành theo đúng trình tự là rất quan trọng. Trong lễ cúng mụ đầy tháng cho bé cũng vậy, có rất nhiều những nghi thức như: thắp nhang, khai hoa, đặt tên. Các bậc cha mẹ cần lưu ý và làm đúng theo trình tự.Đầu tiên chắc phải kể đến nghi thức thắp nhang. Đại diện cho toàn bộ gia đình như ông, bà hoặc bố, mẹ sẽ đại diện lên thắp nhang và khấn. Sau 3 tuần nhang rượu thì sẽ mang đồ mã đi hóa, chỉ có đồ chơi của bé là giữ lại. Tiếp đến là nghi lễ khai hoa, đứa trẻ sẽ được đặt ở giữa bàn, người lớn sẽ thắp nhang và xin nghi lễ được bắt đầu. Người chủ lễ sẽ bế đứa trẻ trên tay là lấy một cành hoa quơ quơ trước miệng bé đồng thời đọc những lời chúc tốt đẹp để mong đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc.

 

Sau khi đọc những lời chúc tới đứa trẻ thì chủ lễ sẽ làm nghi thức xin Keo hay còn gọi là xin tên cho bé. Trước đó gia đình, cha mẹ phải chuẩn bị cho con mình những cái tên. Theo đó, người chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền bạc cổ gieo vào đĩa. Nếu trong 2 đồng có một mặt ngửa và một mặt úp thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên đồng ý và được chọn. Còn nếu cả 2 mặt úp hoặc cả 2 mặt đều ngửa thì cái tên này không được chọn và phải gieo lại. Nếu cả 3 lần đều không được thì phải chọn tên khác. Cứ tiếp tục gieo như vậy đến bao giờ được thì thôi. Ngoài ra tùy từng vùng miền người ta còn làm lễ tẩy uế. Lúc này người mẹ sẽ bế con qua nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ và đi xung quanh nhà. trong lúc đi thì người mẹ sẽ cố tình làm rơi tiền, với hy vọng con lớn lên sẽ được dư giả, đầy đủ.

Trên đây là những kiến thức quan trọng để giúp cha mẹ có thể chuẩn bị cho con một lễ cúng mụ đầy tháng cho con. Hãy ghi nhớ thật kỹ và cùng nhau tổ chức cho con một lễ cúng hoàn hảo nhất để con có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

 

Đồ Lễ Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé Gồm Những Gì?

Đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gồm những gì là câu hỏi của nhiều cặp cha mẹ hiện nay. Cúng mụ đầy tháng cho bé là dịp để gia đình làm mâm cơm cảm tạ ơn trên cùng 12 vị Tiên nương đã phù hộ che chở cho em bé chào đời. Vậy đồ lễ cúng mụ đầy tháng gồm những gì thì mới đầy đủ? Ngoài mâm cơm gia đình cần chuẩn bị gì khác cho đồ lễ cúng mụ đầy tháng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều ấy.

Đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gồm những gì là câu hỏi của nhiều cặp cha mẹ hiện nay

Ý nghĩa của lễ cúng mụ đầy tháng

Từ rất lâu trong dân gian, lễ cúng mụ đầy tháng luôn được xem trọng. Tương truyền rằng, mỗi đứa bé từ khi chịu lệnh đầu thai cho đến lúc được sinh ra đời đều có sự coi sóc và phù hộ của các vị Tiên Nương. Nhiệm vụ đầu tiên là của Bà Chúa Đầu thai, tiếp theo đó là đến công việc của 12 Bà mụ.

Mỗi Bà mụ giữ một nhiệm vụ trong suốt 9 tháng mang thai của người mẹ. Đầu tiên có Bà mụ Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai của người mẹ, tiếp theo đó đến kỳ thai nghén thì có Bà mụ Vạn Tứ Nương. Việc chăm sóc bào thai thuộc về Bà mụ Lâm Thất Nương. Bà mụ Lưu Thất Nương giữ nhiệm vụ nắn hình hài nam hay nữ cho sinh linh trong bụng mẹ.

Đến lúc chuyển dạ, rồi khi sinh nở có các Bà mụ Trần Tứ Nương, Nguyễn Tam Nương, Hứa Đại Nương chịu trách nhiệm giám sát. Sinh em bé xong, Bà mụ Cao Tứ Nương sẽ tiếp tục coi việc ở cữ của người mẹ. Thêm vào đó, Bà mụ Tăng Ngũ Nương, Trúc Ngũ Nương và Mã Ngũ Nương sẽ giữ nhiệm vụ coi sóc đứa bé cho đến lúc thôi nôi.

Chính vì lẽ đó mà đồ lễ cúng mụ đầy tháng phải chuẩn bị đầy đủ 12 phần, chia đều và đặt xung quanh bàn. Vậy đồ lễ cúng mụ đầy tháng gồm những gì? Cùng tìm hiểu tiếp theo sau đây nhé!

Đồ lễ cúng mụ đầy tháng gồm những gì?

Đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai và bé gái nhìn chung không khác nhau là mấy. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất lại nằm ở món ăn không thể thiếu trên mâm cúng, đó là xôi chè.

Xôi chè là món đồ cúng không thể thiếu, dù cho mâm cúng có đơn giản như thế nào đi chăng nữa. Đây là món ăn dân dã mà hầu như trong bất kỳ lễ cúng nào của người Việt Nam cũng có. Đối với đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai, người ta thường dùng chè đậu trắng nước cốt dừa. Còn với bé gái, món chè trôi nước sẽ được chọn để đặt trên mâm cúng.

Ngoài xôi chè, đồ lễ cúng mụ đầy tháng cũng cần phải có các món ăn mặn như thịt heo quay, bánh hỏi, cháo, cơm, canh, gà hoặc vịt luộc. Ngoài những món ăn có trong mâm cúng, gia đình còn phải chuẩn bị thêm hoa quả, đồ vàng mã và trầu cau.

Vàng mã nên chuẩn bị 12 đôi hài nhỏ và 1 đôi hài lớn hơn. Cùng với đó là 12 bộ váy áo nhỏ cùng 1 bộ váy áo lớn hơn. Tất cả đều phải đẹp và lộng lẫy để ngay ngắn trên mâm đồ lễ cúng mụ đầy tháng. Ngày nay, một số gia đình còn chọn thêm bánh kem để trang trí cho bàn cúng thêm sinh động và gần gũi.

Cách chọn ngày giờ cúng và khấn vái trong lễ cúng mụ đầy tháng

Chọn ngày giờ cúng mụ đầy tháng cho bé

Dân gian ta luôn có niềm tin vào các chuyện tâm linh, đặc biệt là khi chọn ngày giờ cúng. Cúng mụ đầy tháng cho bé trai hay bé gái đều có những cách tính khác nhau.

“Gái sụt 2, trai sụt 1”, cứ theo cách tính này, nếu là con trai thì lễ cúng mụ sẽ làm trước đầy tháng 1 ngày, còn con gái thì trước 2 ngày. Gia đình cần ghi nhớ đây là cách chọn ngày được tính theo lịch âm.  Vào ngày đó, gia đình có thể chọn cúng vào sáng sớm hoặc chiều tối, tùy thời gian thích hợp và thuận tiện với cả nhà.

Cúng vào buổi sáng là khi con người đang có năng lượng rất tràn trề, cúng xong gia đình sẽ mang xôi chè đến biếu cho họ hàng. Còn cúng vào chiều tối là lúc con người dừng lao động chuẩn bị nghỉ ngơi, sau khi cúng xong gia đình có thể quây quần bên nhau cùng dùng bữa tối.

Cách khấn vái trong cúng mụ đầy tháng

Mỗi lễ cúng đều có cách khấn vái riêng như một lời nói gửi đến bề trên. Mỗi gia đình mỗi truyền thống, nhưng nội dung của lời khấn chẳng mấy khác nhau. Khi cúng mụ đầy tháng, gia đình sẽ để cho người có vai vế lớn trong nhà đại diện đọc lời khấn.

Trong lời khấn cần phải có những nội dung như thời gian diễn ra buổi lễ cúng, họ tên ngày tháng năm sinh của cháu bé (tính theo âm lịch), gia đình cúng nhằm mục đích gì và sau đó là xin ơn phù hộ cho em bé.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng gia đình bạn có thể dựa theo mà chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng cũng như các nghi thức sao cho thật chu đáo. Hãy làm cho buổi lễ quan trọng đầu đời của con mình trở nên tốt đẹp và trong tình yêu thương của mọi người.

 

Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé

Cúng Mụ đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng. Một em bé khi được sinh ra, sau đúng 30 ngày sống ngoài bụng mẹ, tập làm quen với mọi thứ xung quanh thì giờ đây, gia đình sẽ làm mâm cơm cúng Bà Mụ. Vậy Bà mụ là ai? Vì sao lại phải làm mâm cơm cúng mụ đầy tháng cho bé? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

Cúng Mụ đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng

Không cúng mụ đầy tháng cho bé có sao không?

Một số cặp vợ chồng khi lần đầu làm cha mẹ đều không khỏi thắc mắc khi được nhắc phải làm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé con của mình. Vì muốn bày tỏ lòng thành với các vị Tiên Nương trên trời đã giúp cho việc sinh đẻ được thuận lợi, dân gian đã hình thành thói quen cúng mụ đầy tháng cho bé.

Khi làm mâm cơm cúng mụ, gia đình sẽ tạ ơn trước tiên là với Bà Chúa Đầu thai, tiếp theo

là đến 12 vị Tiên nương đã giúp thụ thai, trông nom việc thai nghén, coi sóc bào thai, chịu trách nhiệm nắn hình hài trai gái cho đứa bé, cũng như coi việc sinh nở. Sau khi em bé được sinh ra đời, các Bà mụ vẫn tiếp tục công việc trông coi và bảo vệ sinh linh bé nhỏ của mỗi gia đình. Bà mụ lo coi việc ẵm bồng, có Bà lo việc coi sóc con trẻ.

Mâm cơm cúng mụ đầy tháng đã trở nên truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta. Những lễ vật dâng lên các vị Tiên nương là những món ăn truyền thống, nguyên liệu cũng do chính công sức lao động của người nông dân mà thành.

Như thế, cúng mụ đầy tháng cho bé là nghi thức quan trọng cần phải có. Buổi lễ cúng này cũng như là sự đánh dấu cho bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời mỗi người. Nhờ có buổi lễ cúng mụ đầy tháng cho bé mà người thân trong gia đình mới có dịp thăm nom và gửi những lời chúc phúc đến cháu bé.

Cúng mụ đầy tháng cho bé cần chuẩn bị những gì?

Trong bất kỳ lễ cúng nào, việc chuẩn bị lễ vật để cúng là điều không thể bỏ qua. Chuẩn bị lễ cúng thế nào thì mới đầy đủ và chu đáo? Liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không khi lễ vật cúng bị thiếu?

Thông thường, gia đình cần phải chuẩn bị hai chiếc bàn để bày mâm cúng mụ đầy tháng cho bé. Chiếc bàn lớn hơn dùng để đặt mâm cúng Bà mụ, trên mâm gồm có những lễ vật sau: xôi chè, trầu cau, cua, tôm hoặc ốc luộc chín, cháo, rượu hoặc nước, thịt heo quay và bánh hỏi. Những lễ vật này phải được chia đều thành 12 phần nhỏ, đặt xung quanh bàn.

Bên cạnh những món ăn dùng để cúng, mâm dành cho 12 Bà mụ còn cần phải có 12 đôi hài nhỏ cùng 12 bộ váy áo đẹp bằng vàng mã. Cùng với đó, đặt ở giữa mâm là hoa quả, nhang đèn, gạo,… một vài gia đình còn chọn thêm bánh kem để tăng thêm phần sinh động cho mâm cúng.

Chiếc bàn nhỏ hơn dùng để đặt mâm cúng Đức Ông, nhưng phải được đặt phía trên và cách bàn lớn chừng 10 phân. Trên mâm cúng Đức Ông cũng có xôi chè, heo quay bánh hỏi và cháo. Đặc biệt hơn, trên mâm này còn phải đặt một con gà hoặc vịt luộc, loại chuyên dùng để cúng. Phần cúng Đức Ông phải được đặt trong tô và dĩa lớn, xếp cùng hoa quả nhang đèn trên mâm.

Cách chọn ngày, giờ và khấn vái khi cúng mụ đầy tháng cho bé

Chọn ngày giờ cúng mụ đầy tháng cho bé

Lễ cúng bắt buộc phải chọn ngày theo lịch âm. Nếu gia đình cúng mụ đầy tháng cho bé trai, ngày cúng sẽ là ngày trước đầy tháng 1 ngày, và với bé gái thì phải trước 2 ngày. Cúng như thế mới đúng với quy tắc “gái lùi 2, trai lùi 1” xưa nay của ông bà ta.

Với giờ cúng mụ đầy tháng cho bé, gia đình cần linh động chọn vào lúc sáng

sớm  hay khi chiều tối, miễn sao phù hợp với thời gian của cả nhà. Tuy nhiên, chỉ nên cúng vào hai thời điểm trên vì theo quan niệm dân gian, sáng sớm là lúc con người tràn trề năng lượng và chiều tối là khi chuẩn bị nghỉ ngơi.

Cách khần vái khi cúng mụ đầy tháng cho bé

Đối với những lễ cúng mang tính chất gia đình, người đại diện đứng ra khấn vái thường là người lớn và có uy tín nhất trong nhà. Nội dung bài khấn khái quát gồm những nội dung như: ngày tháng năm cúng (tính theo âm lịch), giới thiệu tên tuổi các thành viên trong gia đình, giới thiệu về sự xuất hiện của thành viên mới.

Khi khấn cúng mụ đầy tháng cho bé, người khấn cần biết và đọc đúng tên của các vị thần tiên như chư vị tiên Bà hay chư vị Tôn thần. Nội dung khấn với các vị thần tiên trước hết là cảm tạ, sau đó đến cầu xin chứng giám mà ban nhiều phúc lộc cũng như may mắn cho cuộc sống của con cháu sau này.

Cúng mụ đầy tháng cho bé trai hay bé gái đều có những lưu ý mà gia đình bắt buộc phải biết. Lễ cúng này cũng chính là dịp để cháu bé được ra mắt ông bà tổ tiên của dòng họ. Chính vì thế, cha mẹ cần có sư chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ đặc biệt này của con. Hãy đến với Xôi Chè Cô Hoa để trải nghiệm dịch vụ đồ cúng ưng ý nhất.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392